Cuộc sống ngày càng bận rộn, chúng ta đều quay cuồng với công việc, những mối quan hệ để mưu sinh. Nhưng điều ngọt ngào nh🎐ất là mỗi tối được trở về bên thiên thần bé nhỏ, được ôm ấp, chuyện trò, cùng học, cùng chơi với con. Bố mẹ dù bận đến mấy hãy cố gắng dành thời gian ✱cho con nhé. Vì chẳng có trường lớp, thầy cô nào thay được bố mẹ. Mà tuổi thơ của con thì trôi qua rất nhanh.
Tôi viếtꩵ bài này, dựa trên các tài liệu giáo dục đã tìm hiểu, cộng với những trải nghiệm thực tế trong việc nuôi dạy con gái mình - một cô bé 22 tháng tuổi. Để bố🐲 mẹ cùng đọc và cảm nhận, để chúng ta dành những điều tốt đẹp nhất cho con.
Trước đây tôi từng rất tâm huyết với cuốn sách "Tottochan - cô bé bên cửa sổ". Cuốn sách nói về cô bé Tottochan có những sở thích được-cho-là-khác-biệt so với các bạn cùng trang lứa. Ví dụ như khi các bạn đang ngồi học, Tottochan thường ngó ra cửa sổ và nói chuyện với những chú chim hàng giờ đồng hồ, cô bé quá hiếu động và nghịch ngợm, nên đã bị đuổi ra khỏi trường, nhận về những lời nhận xé♉t cay nghiệt của người lớn.
May thay, sau đó Tottochan được đến học tại một ngôi trường đặc biệt, nơi mà thầy hiệu trưởng sẵn sàng ngồi nghe cô bé nói chuyện suốt bốn tiếng, để cho bé được nói ra những điều mình nghĩ, dù có thể nó không đầಌu không cuối. Nơꦗi mà học sinh được lựa chọn những môn học mình thích, được dã ngoại và vui chơi sau giờ học. Nơi chấp nhận những khác biệt và cá tính của các em, để các em được tự do bay bổng với khả năng của mình.
Cảm hứng từ cuốn sách này, khi mang thai tôi đã tìm hiểu nhiều tài liệu khác về thai giáo. Và tôi biết được rằng, ngay từ khi còn trong bụng mẹ, khoảng từ thán💜g thứ 5 trở đi, bé đã cảm nhận được tình cảm của bố mẹ hàng ngày. Những điều đơn giản bạn có thể làm là xoa bụng và nói chuyện với con mỗi tối, câu chuyện đơn giản như hôm nay bố mẹ đi làm có gì vui, hôm nay mưa hay nắng...
Điều này giúp bố mẹ không bỡ ngỡ khi đón con chào đời, vì đã quen với cách xưng hô, và có thể nói chuyện một cách thoải mái, trôi chảy với con. Mình nghĩ việc này thực sự quan trọng vì ngày nay chúng ta đang bị công nghệ chi phối quá nhiều, chúng ta có t💞hể dễ dàng nhắn tin, chat online nhưng khi ngồi đối diện với nhau lại chẳng biết phải nói gì hay diễn đạt như thế nào.
Điều này xảy ra không ít trong các gia đình hiện đại, khiến cho khoảng cách giữa bố mẹ và con cái ngày càng xa hơn. Một v🐲iệc khác trong quá trình mang thai mà mẹ nên làm đó là cho con nghe nhạc. Mẹ có ♍thể tranh thủ giờ nghỉ trưa hay trước khi đi ngủ, chỉ cần bật một vài bài hát thiếu nhi hoặc bài hát về gia đình là được. Trong nhiều tài liệu viết rằng mẹ nên cho bé nghe nhạc giao hưởng, nếu mẹ làm được thì rất tốt. Nhưng nếu mẹ không thích nghe hoặc khó cảm thì có thể nghe loại nhạc mà mình thích.
Khi mang bầu tôi hay nghe bài "Con gái nhỏ của ba" và "Gia đình nhỏ, hạnh phúc to". Về sau, có lần con khóc tôi bật hai bài này lên và c✃on nín. Mình đã rất ಞngạc nhiên. Sách có viết về trí nhớ của con khi còn trong bụng mẹ, và điều đó là có thật.
Cho con tiếp xúc với âm nhạc: Sau khi sinh con và trở về nhà, tôi thường cho con nghe nhạc giao hưởng hoặc nhạc thiếu nhi trong khi tắm và massage. Tôi duy trì thói quen này đến khi con được 1 tuổi. Âm nhạc có ảnh hưởng rất tốt đến sự phát triển não bộ của trẻ, đ🍨ặc biệt là về cảm xúc. Tôi quan sát và thấy con rất hứng thú với âm nhạc. Con phản ứng khác nhau với từng giai điệu nhanh/ chậm/ du dương/ sôi động, đặc biệt rất thích nghe mẹ hát.
Hiện giờ con gần 2 tuổi, đã biết hát khá nhiều bài. Mặc dù con chỉ thuộc một🍎 vài từ trong câu, phần còn lại con sẽ ê a🉐 nhưng rất chuẩn về giai điệu.
Đọc sách cùng con: Tôi cũng thường đọc sách cho con nghe. Hiện giờ có rất nhiều cuốn sách tương tác dành cho các bé từ 3 tháng tuổi trở lên. Mẹ có thể dễ dàng tìm mua trên mạng. Sách có âm thanh, hình ảnh, lật giở (flip and flap) nên rất thu hút các bé. Đây là một thói quen tốt mà bố mẹ tạo ra cho con. Đọc sách giúp tăng khả năng ghi nhớ và tiế🌸p nhận ngôn ngữ, hình ảnh của con. Bé nhà mình coi đọc sách như một trò chơi, do đó bé rất yêu thích và đọc sách hàng ngày.
Phát triển ngôn ngữ: Một điều cực kỳ quan trọng nữa là trò chuyện cùng con. Không chỉ bố mẹ, việc này cần cả ông bà, gia đình tham gia cùng. Đôi khi mọi người vẫn nói: trẻ con thì hiểu gì mà nói. Nhưng sự thật không phải vậy. Bé hoàn toàn có thể hiểu được và tiếp nhận những câu chuyện chúng ta nói với con hàng ngày. Bố mẹ càng nói chuyện nhiều, vốn từ của con càng được nâng cao. Khoảng từ 8 - 9 tháng trở lên, bạn hãy nói với con một cách đầy đủ về các sự vật, hình ảnh xung quanh. Ví dụ: nói rõ "màu xanh nước biển", "màu xanh lá cây" chứ không chỉ là "màu xanh" chung chung; nói rõ "thịt gà", "thịt bò", "cá"...; "chân phải", " chân trái", "tay phải", "tay trái" chứ không chỉ là tay, chân.
Mọi người thường thấy trẻ con hay đi trái dép, vì các con không phân biệt được chân trái và chân phải. Nhưng tôi nghĩ rằng nguyên nhân là do chúng ta không chỉ cho con thấy và phân biệt trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ như khi mặc quần áo, khi cầm đồ chơi, đồ ăn hoặc đi giày mình luôn nói với con: "Con giơ tay trái lên nào, rồi đến tay phải nào"...Và bé nhà mình hiện nay không bị nhầm lẫn nữa.
Để con tương tác với thế giới bên ngoài: Bé nhà tôi sinh vào cuối năm thời tiết mưa lạnh nhiều, nên phải từ lúc được 2 tháng mình mới cho bé ra ngoài. Nhưng suốt từ đó là cuối tuần nào vợ chồng tôi cũng cho con đi chơi. Còn nhỏ thì đi chơi trong trung tâm thương mại, lớn hơn một chút mình cho con đi công viên, đi bảo tàng, đi du lịch cùng bố mẹ. Trộm vía con khỏe và rất thích thú. Bố mẹ hãy cùng con khám phá thế giới bên ngoài, để con được nhìn ngắm, được ch🌄ạm vào cây cối, đồ đạc, được trải nghiệm những điều mới mẻ. Điều đó sẽ giúp con có được sự tự tin, giao tiếp tốt, không e dè hay nhút nhát khi sau này đi học. Giúp con phát triển các giác quan và khả năng quan sát, thích nghi với các điều kiện khác nhau.
Tất nhiên, mức độ và tần suất như thế nào còn phụ thuộcဣ vào thể trạng sức khỏe của con. Điều này bố mẹ tự cân đối.
Bố mẹ tích cực chơi cùng con: Dù chỉ có khoảng 1-2 tiếng mỗi tối để chơi cùng con, mình luôn tận dụng tối đa thời gian này. Từ chơi búp bê, nấu ăn, xếp hình, xếp chữ, đọc sách, hát múa, chơi cầu trượt trên chân mẹ hay🐎 cưỡi trên lưng bố...Tất cả đều mang lại cảm xúc tích cực cho con, và cũng là dịp để bố mẹ gần gũi, tìm hiểu sở thích, tính cách của con. Trẻ con lớn rất nhanh, tâm lý cũng thay đổi mỗi ngày, do đó bố mẹ phải luôn theo thật sát. Việc chơi với con sẽ đặc biệt hiệu quả khi bố mẹ không dùng điện thoại, không xem tivi, tránh bị sao nhãng cho cả bố mẹ và con.
Các trò chơi phát triển tư duy: Bé nhà tôi 22 tháng đã đọc được số từ 1 đến 10, nhận biết được màu sắc cơ bản, đọc được một số chữ cái Tiếng Anh và Tiếng Việt, phân biệt hình khối. Mình được biết, giai đoạn từ 1 đến 3 tuổi, não bộ của trẻ phát triển cực kỳ mạnh mẽ, có những khả năng đặc biệt mà nếu không được kích thích thì sau này khả năng đó sẽ mất đi. Ví dụ như trẻ có thể học 2-3 ngôn ngữ mà không bị lẫn lộn, trẻ có thể ghi nhớ hìn💙h ảnh nguyên khối chứ không phải nhớ từng chi tiết như người lớn, khả năng phát triển tư duy âm nhạc và trí tuệ.
Tôi đã tìm cho con các trò chơi như: ghép số và chữ cái, xếp hình, trò chơi di chuyển các viên gỗ...những trò chơi này tạo cho con tính kiên nhẫn và tập trung. Việc học trở nên rất đơn giản và không gượng ép. Ngoài ra, tôi thường chỉ cho con học số trên tờ lịch, tờ quảng cáo, số nhà hay bất cứ thứ gì mà con nhìn thấy. Khi ra đường mình sẽ chỉ cho con đèn đỏ, đèn vàng, đèn xanh lá cây, biển quảng cáo màu đỏ...Dần dần, con rất chủ động trong việc quan sát sự vật, có những thứ nhỏ nhỏ mình không để ý cho đến khi con reo lên và chỉ cho mình. Có chú voi biết hát mình mua cho con lúc 6 tháng, chú voi thường hay nói: "Where are you?". Sau đó thì bị hỏng nên mình cất đi. Gần đây mình dọn tủ nhìn thấy mới đem ra cho con chơi thì con liền nói: "Where are you", dù con đã nghe câu đó từ rất lâu và hồi đó conജ chưa biết nói. Mình thật sự rất ngạc nhiên và càng thêm tin🦄 tưởng rằng: trẻ con có trí nhớ thật tuyệt vời.
Trên ꦰđây là những điều tôi đúc rút được từ kinh nghiệm của bản thân, mong muốn được chia sẻ tới nhiều ♌bậc cha mẹ. Chúng ta hãy cố gắng dành thật nhiều thời gian cho con, không phải để kỳ vọng con trở thành một người tài giỏi xuất chúng, mà đơn giản là muốn con được sống trong tình yêu thương và quan tâm của bố mẹ, để con được phát triển hết khả năng của mình, và để con tự tin bước ra cuộc sống với nền tảng tốt nhất. Lớn lên cùng con, trưởng thành cùng con - đó chẳng phải là hạnh phúc, là thành tựu lớn nhất của bố mẹ đó sao?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.