Đọc những chia sẻ của tác giả Minh Phương chia sẻ trong bài viết "Đời tôi êm ấm dù làm hai công việc không đam mê", tôi lại ngẫm đến chuyện của mình. Hồi đi học cấp ba, tôi học chuyên Sinh Hóa, được đi thi Olympics 30/4 năm lớp 10, được đi Thổ Nhĩ Kỳ để thi Sinh học năm lớp 11 và đi Mỹ thi Sinh Hóa năm lớp 12. Tôi cũng có giải và giành học bổng ở Lousiana Univesity. Vওề tới Việt Nam, tôi nhận email thông báo được tuyển thẳng vào trường ဣđại học Yersin, Đà Lạt, ngành Công nghệ sinh học.
Hồi đó, tôi rất thích môn Sinh học, muốn học ngành Công nghệ sinh học vi mô, vĩ mô hoặc đi Nhật Bản học ngành Bác sĩ thú y. Nhưng, khi nghe tôi nói về nguyện vọng đó, từ thầy cô đến ba mẹ tôi đều can ngăn. Họ định hướng tôi phải học Kinh tế. Không hoàn toàn vì ngh🌱ề này kiếm ra tiền mà vì mọi người nhìn ra tôi "có năng khiếu" trong lĩnh vực này.
Lúc đó, bản thân tôi cũng đã phải đấu ✃tranh với gia đình rất nhiều lần. Nhưng rốt cuộc, sau một thời gian, tôi cũng đành phải chịu nghe theo ý mọi người dù thâm tâm vẫn không thấy thật t🐷hỏa mãn.
Thậm chí, sau khi tốt nghiệp đại học và ra đi làm, tôi còn bỏ chuyên môn để chuyển sang làm rất nhiều cách công việc khác nhau như: nhà hàng, khách sạn, hoặc các phòng ban khác như tuyển dụng, marketing, truyền thông... Nhưng lạ là ở bất kỳ vị trí nào, sau khi ♉vào làm một thời gian, tôi đều được các sếp điều chuyển sang làm Sales (nhân viên kinh doanh) với một lý do duy nhất: "Anh, chị thấy em phù hợp hơn với vị trí này".
>> Không để con chọn đại học theo ý thích r𝕴ồi về📖 báo nợ tiền tỷ
Rốt cuộc, sau nhiều năm thay đổi đủ công việc khác nhau, tôi nhận ra mình vẫn thành công nhất với vị trí Saꩲles. Thế nên, nghĩ lại, tôi đồng ý rằng người ngoài, đặc biệt là người thân, sẽ luôn hiểu và có đánh giá khách quan nhất về khả năng của mình. Chính họ là những người chỉ ra cho tôi biết bản thân phù hợp với môi trường nào? Thực sự, ở tuổi 17, 18, ✨đứng trước ngưỡng cửa đại học, tôi chẳng hề có cái gọi là "hiểu về bản thân" để đưa ra quyết định chính xác nhất.
Sau này, khi hiểu hơn về "ikigai" (một triết lý sống của người Nhật Bản về lý do để sống, ám chỉ những gì đem lại động lực và cảm hứng cho bạn mỗi ngày), tôi nhận ra rằng đúng là sẽ luôn có công việc mình làm giỏi, và công việc mình thích. Và thường thì hai t𝄹hứ này sẽ không bao giờ giống nhau. Và việc của mỗi người là đưa ra lựa chọn thất đúng đắn.
Cá nhân tôi đã chọn thứ mình làm giỏi thay vì thứ mình thích và có được cuộc sống như ngày hôm nay.♔ Còn bạn thì sao?
- Vợ muốn tôi từ bỏ đam mê khởi nghiệp sau 5 năm thất bại
- Tôi nung nấu ý định bỏ việc ngân hàng để chạy theo đam mê
- 'Ai cũng phản đối tôi học lại ngành Y ở tuổi 34'
- Chọn nghề phù hợp hay chạy theo sở thích?
- Thái độ chọn nghề quyết định 85% cơ hội thành công
- Hướng nghiệp kiểu 'học đi, lương cao lắm'