Trước sự phân vân nên làm sếp nhận lương thấp hay làm nhân viên nhưng hưởng lương cao, độc giả có nickname ddkhoi007 chia sẻ:
Ở đây có nhiều ý kiến thiên về thu nhập cao, tôi xin đưa ra mộ🌼t góc nhìn khác để bạn♔ cân nhắc.
Tôi tốt nghiệp và xinꦦ được việc làm với thu nhập gấp 3-4 lần cá🗹c bạn cùng lứa ở lại trường làm công tác giảng dạy (trợ giảng khoảng 700 nghìn đồng một tháng). Vì lý do cơm áo gạo tiền tôi hài lòng với mức thu nhập đó trong nhiều năm.
Thấm thoắt sau 10 năm, tôi leo lên được trưởng ph𝔍òng bé tẹo với mức thu nhập tốt. Sau 22 năm với thu nhập cao và công việc nhàn hạ, tôi ù lì như một ông già do tư𓆏 tưởng nghỉ hưu từ 30 tuổi.
Tiếc nuối với khả năng trong một số lĩnh vực, tôi quyết định nghỉ việc đ🅺i làm sếp công ty bé. Sau hai năm làm việc với một á💝p lực khủng, thu nhập tôi không hơn trước là bao nhưng tôi không còn cảm giác thất bại của trước đây và giống như mình được sống lại thời trai trẻ. Thật đáng tiếc cho 22 năm tuổi trẻ.
Bạn có thể tự chọn lựa cho mình cꦅon đường đi nhưng tôi góp ý là cho dù quyết định thế nào đi nữa bạn phải chắc chắn rằng tiền không phải là lý do để đưa ra quyết định (mặc dù không có tiền thì vất vả lắm).
Trong khi đó, độc giả Đặng Xuân Kỳ vạch ra "cẩm nang" để những người độ tuổi 30-35 tham khảo để chọn cho mình một lộ trình thích hợp để thăng tiến:
Nên cân nhắc các vấn đề sau:
1. Nếu còn trẻ, chưa nhiều kinh nghiệm, hoặc tự nhận thấy kinh nghiệm của mình chưa đủ: Đây là thời điểm để học hỏi, để phát triển, vậy thì ở bên nào sẽ giúp bạn phát triển hơn, cả v𒆙ề năng lực bản thân và năng lực chuyên môn, cùng các kỹ năng cần thiết như kỹ năng mềm, kỹ năng văn phòng...
2. Nếu bạn đã có tuổi một chút (35 trở lên), đã tích lũy kha khá kinh nghiệm, vậy thì nên chọn nơi nào ưu đãi tốt, đường lối phát t🉐riển và phương hướng phát triển của công ty tốt, có tầm nhìn, có sự bền vững, xứng đáng để cống hiến hơn.
3. Nếu không nói về tuổi tác, thì hãy nhìn kỹ xem, nếu làm quản lý ở đây có cơ hội thăng tiến không, và làm chuyên viên bên kia có cơ hội thăng tiến không. Nếu làm chuyên viên lương cao nhưng không có cơ hội thăng tiến thì dậm chân tại chỗ cả đời, nếu làm quản lý lương thấp nhưng có cơ hội thăng tiến thì con đường, dꦆù không êm ả, nhưng chắc chắn là xán lạn hơn.
Nước ta đang thời kỳ năng động, phát triển, nếu mức lương hiện tại đã đủ nuôꦦi sống gia đình, vậy hãy cân nhắc về việc phát triển bản thân phù hợp với sự phát triển chung của cả nước. Có như vậy, sau này mới đỡ hối hận.
Quan điểm của tôi là nếu còn trẻ, chưa l🐠ập gia đình, hãy nên thử sức. Nếu làm quản lý mà công việc quá ít và nhàm chán, hãy bỏ nó đi. Còn nếu làm chuyên viên lương cao mà nhàn, cũng đừng vội mừng. Vì ít việc đồng nghĩa với ít thứ để ta học hỏi.
Độc giả Hoacomay:
Quản lý mà lương thấp, kéo dài vài năm rồi thì nên thay đổi vì công ty cũng không thể trả cao hơn, khối lượng công việc và quy mô phát triển công ty chỉ có thể trả cho bạn mức lương đó. Ổn định thì tốt nhưng sau sẽ trì trệ, qua 🅷vài tuổi nữa tìm việc cũng khó. Cao không tới, thấp không thông.
Công ty mới: to hơn, có tiềm năng phát triển, cũng đán💝g để♈ thử. Có thể hiện tại bên đó đang có quản lý rồi, có thể họ chưa biết bạn nên mời bạn làm chuyên viên, bạn vào đó mà chứng tỏ được năng lực thì trước sau bạn cũng có cơ hội lên chức cao hơn, hoặc ít ra cũng học hỏi được những điều mới cho sự nghiệp sau này. Lương là một yếu tố, nhưng quan trọng nhất là bạn sẽ học được cái gì, phát triển được cái gì trong tương lai và đóng góp gì cho con đường sự nghiệp lâu dài của bạn?
Nếu bạn lăn tăn, nên 𒁏chủ động ứng tuyển vào các công ty phù hợp cho vị trí quản lý để tìm cơ 🍎hội.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.