Xung quanh câu chuyện "Chăm con nghỉ tránh dịch: Người sung sướng, kẻ điên đầu", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ kinh nghiệm nuôi dạy con của bản thân, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của việc dạy con tự lập sớm:
Nuôi con kiểu gà công nghiệp hay nuôi kiểu tự lập, những lúc như thế này sẽ thấy tác dụng. Nhà tôi rèn cho các cháu từ nhỏ, khi cháu lớn học lớp 2, đã có khả năng tự ở nhà ban ngày, mà không bao giờ sợ bé nghịch điện hay dao kéo. Giờ dịch bệnh, hai cháu nghỉ ở nhà cả tuần nhưng mà bố mẹ không cần quan tâm 💛lo lắng giám sát như nhiều nhà, thấy "khỏe re".
Con tôi mới 3,5 tuổi nhưng ở nhà một mình vài tiếng cũng được, không bao giờ nghịch điện dao kéo hay leo trèo vì tôi luôn dạy những thứ đó là nguy hiểm. Ra đường, tôi dạy con phải đi tr✨ên vỉa hè, thấy xe là phải né, không được chạy ra đường. Tôi cũng dạy con tự xúc ăn, ăn xong đem tô đi bỏ vô bồn rửa chén, không bao giờ vứt rác dù là một cái tăm ra nhà hay ra đường, thậm chí, ra công viên thấy rác, bé còn nhặt. Trong khi đó, con của bạn tôi 6 tuổi đến chơi lục hết mọi nơi tìm bánh kẹo, ăn hết vứt rác khắp nơi từ giường đến sàn nhà.
Trở lại vấn đề con bé có thể ở nhà vài tiếng nhưng tôi không cho, đi đâu tôi luôn dẫn đi theo, không để ꦑbé ở nhà một mình vì tôi sợ lúc xảy ra hoả hoạn. Nhưng có nhiều lúc tôi rủ mãi mà♈ bé không chịu đi, tôi đành để bé ở nhà một mình và ra ngoài có lúc gần một tiếng. Tôi nhờ hàng xóm canh chừng con bé ở nhà một mình. Nếu có chuyện gì như cháy chẳng hạn thì để ý giúp tôi.
Chồng tôi lúc đầu cũng lo lắng. Tôi nói "thời chúng ta, 7 tuổi đã coi em, nấu cơm rồi, mà nấu bếp rơm bếp củi lận, bao bọc quá con không trưởng thành được". Vậy là hai đứa con tôi (6 tuổi và 4 tuổi) sáng dậy đã tự biết việc phơi quần áo, chiều thu lại gấp cất tủ. Cơm ăn💛 xong dọn dẹp bỏ vào bồn, rồi bắc ghế nhỏ cho đứng đứa rửa, đứa tráng (làm xong nước văng tung toé, mình đi rửa lại mệt hơn) nhưng nếu lúc nào cũng nghĩ bé quá thì sao con biết làm chứ.
Kỹ năng mềm giờ nhà trường cũng dạy hết rồi, về nhà cha me chỉ thêm hàng ngày. Bé đi thang máy có đoạn chiếu nhà cháy cũng về dạy mẹ lấy khăn nhúng nước bịt mũi ♔rồi chạy bằng thang bộ... Nói chung, lo💛 lắng thì ai cũng lo, nhưng tập cách buông bỏ bớt cũng là một cách, tuỳ lựa chọn mỗi phụ huynh thôi.
Tôi thì thấy khá thoải mái. Bày đủ thứ đồ chơi cho con rồi tranh thủ làm việc nhà, thỉnh thoảng chơi chung hoặc cho ý kiến để con biết mẹ vẫn ở ngay bên cౠạnh. Hôm nay, có thêm bé chị con bác gửi trông hộ, lại càng khỏe vì hai đứa có bạn chơi chung, mặc dù thỉnh thoảng cũng ghẹo nhau khóc nhưng trẻ con mà. Chúng cần va chạm để trưởng thành. Quan trọng là thái độ của ba mẹ khi trông con, mình cứ suy nghĩ nhẹ nhàng tích cực, xem khoảng thời gian này là lúc để gần con, hiểu con hơn thì đâu lại vào đấy.
Tôi cũng phải ở nhà chăm hai đứa, lại vẫn làm việc. Dạy các🌌 con tự lập và biết chơi với nhau là một kỹ năng cần thiết,♛ phù hợp cho đúng thời điểm hiện tại. Gần nhà tôi có cô bé học đến lớp 9 rồi mà mẹ vẫn phải nấu ăn, rửa bát cho. Nó ăn xong đóng cửa chặt, nội bất xuất, ngoại bất nhập. Nghỉ dịch ở nhà trông em không nổi, mẹ phải xin nghỉ để chăm cả hai đứa, nẫu lòng
Cho con ở nhà rồi mớꦏi thấy người lớn đã đủ khả năng nói cho trẻ nghe lời chưa, đã dạy cho con tự lâp chưa...? Xưa nay, mọi người thường khoán chuyện đó cho nhà trư💫ờng. Bây giờ về nhà rồi mới thấy thế nào là khó khăn?
Các mẹ quen đẩy hết cái khó cái vất vả cho bà nội, bà ngoại, thậm chí người giúp việc. Mới có mấy ngày thôi mà nhiều người cảm thấy b♏ở hơi tai vì việc nhà làm luôn tay không hết, giải quyết mâu thuẫn, lo cơm nước, đi chợ, đi siêu thị và vẫn phải lo việc cơ quan...
Đây là lúc để chúng ta đánh giá lại sự hiểu biết, kỹ năng mềm và trí tuệ cảm xúc cần có với một bậc phụ huynh của mình đang ở mức độ nào? Đây cũng là là lúc để chúng ta xem xét hệ thống chính sách lao động, phúc lợi xã hội đã đáp ứng đủ những nh🎐u cầu cần thiết để phát triển con người hay chưa?
>> Quan điểm của bạn về việc cho học sinh nghỉ học phòng dịch corona thế nào? Chia sẻ bài viết cho trang Ý kiến tại đây.