"Nhiều người khó chịu, cảm thấy áp lực khi bị bố mẹ áp đặt việc chọn ngành, nghề ở đại học. Họ cảm thấy chán nản vì bố mẹ chỉ muốn con học để sau này ra trường dễ xin việc, thay vì chiều theo ý muốn, sở thích của con cái. Tuy nhiên, tôi lại muốn nhìn nhận câu chuyện này từ góc nhìn của những người làm cha, làm mẹ muốn điều tốt nhất♐ cho con mình.
Đầu tiên, xin nhấn mạnh rằng chúng ta đừng bao giờ coi thường sự hướng nghiệp củꦿa gia đình. Tất nhiên, người quyết định cuối cùng là ওcác bạn học sinh chứ không phải cha mẹ. Nhưng nhiệm vụ của bố mẹ là đưa ra các phân tích thiệt hơn để các con có thể lựa chọn hướng tốt nhất, chứ không nên chọn hộ rồi ép con mình phải chọn theo ý.
Điểm yếu lớn nhất của các bạn học sinh trước ngưỡng cửa đại học là thiếu thông tin, không biết cách lựa chọn, không dự đoán được xu hướng nghề nghiệp, không dự báo được mình đang cần kỹ năng gì để thành công trong lĩnh vực lựa chọn. Nhưng đây lại là thứ mà thứ bố mẹ, nhà trường, thầy cô 🌸giáo có thể hỗ trợ (không phải quyết định thay) các em .
Vấn đề là một học sinh giỏi môn A liệu có đủ để tồn tại trong nền kinh tế không? Ví dụ như con bạn giỏi một môn nghệ thuật nào đó chẳng hạn, nhưng nó có đủ để con trở thành ngôi sao không? Không thể trở thành ngôi sao thì cuộc đời nghệ sĩ rất lay lắt. Thế nên, cha mẹ ép con phải học môn B như một giải pháp an toàn, điều đó là hợp lý. Tất nhiên, con giỏi mà bố mẹ định hướng sai thì 90% thất bại. Nhưng con kém mà bố mẹ định hướng đúng vẫn sẽ vớt vát được 50% thành công, thậm chí cao hơn.
Chỉ có phụ huynh, nhà trường mới đủ thông tin, kinh nghiệm để đánh giá, chứ một học sinh 18 tuổi rất khó để xác định nhu cầu thị trường và mức độ phù hợp của bản thân khi đặt bút chọn nguyện vọng đại học. Một học sinh chỉ suốt ngày biết đến sách vớ💜i vở thì lấy đâu thời gian tìm hiểu nên mới cần bố mẹ định hướng.
>> Họ♐🍃c đại học trái ngành vẫn 'đè bẹp' người không bằng cấp
Đồng ý rằng học rồi không thích thì có thể đổi, nhưng lấy gì bù đắp khoảng thời gian tính bằng năm khi con đưa ra lựa chọn nhầm? Đồng ý là để học sinh tự quy♑ết, nhưng câu hỏi ngược lại là với việc thiếu kiến thức, thông tin và kinh nghiệm thì liệu các em có đủ khả năng tự quyết? Bởi thích là một chuyện nhưng phù hợp hay không lại là chuyện khác.
Nhu cầu xã hội thì không ai có thể dự báo chính xác 100%, nhưng cha mẹ với các mối quan hệ cá nhân của mình (tất nhiên, còn tùy ngành nghề, vị trí công tác và địa phương sinh sống nữa) thì xác suất dự đoán đúng vẫn cao hơn các bạn trẻ. Riêng môi trường làm việc đã cho phép cha mẹ tiếp xúc nhiều nguồn thông tin chất lượng hơn các học sinh. Nói thẳng ra là trong điều kiện hiện nay, tình trạng bất đối xứng thông tin của phụ huynh thấp hơn hẳn các bạn học sinh cấp ba chỉ biết mỗi bạn bè, giáo viên và các luồng thông tin phải mất rất nhiều công để lọc nhiễu trên mạng xã hội.
Thế nên, phương án tốt nhất là bố mẹ phải đánh giá được năng lực, sở trường của con mình đến đâu? Từ đó, kết hợp với thông tin nhu cầu xã hội, khả năng thăng tiến của con mình trong từ lĩnh vực, rồi giúp con đưa ra quyết định. Đừng nói rằng 'đời ai người đó chịu', chẳng ai muốn con mình chọn sai, thất bại, rồi về báo nợ cha mẹ vài tỷ đồng cả.
Đó là quan điểm của độc giả Yêu Tổ quốc sau bài viết "Căng thẳng vì bố mẹ 'chọn hộ' đại học". Báo cáo Thế hệ trẻ Việt Nam của Hội đồng Anh năm 2020 cho thấy 80% trong số 1.200 người trẻ từ 16-30 tuổi nói gia đình là yếu tố chi phối các quyết định. 40% cảm thấy áp lực khi đi theo con đường học tập và công việc mà gia đình lꦍựa chọn. Việc cha mẹ muốn chọn trường, ngành cho con xuất phát từ niềm tin, trải nghiệm, lo lắng của bản thân. Vậy điều đó có nên không?
- 'Bạn bỏ đại học cuộc sống như mơ, tôi cử nhân vẫn đi ở trọ'
- Con thích học Bách Khoa nhưng bố mẹ ép thi Sư Phạm
- Hai bằng đại học nhưng tôi 'chẳng được tích sự gì'
- 'Tốt nghiệp đại học bằng giỏi nhưng sao chẳng ai tuyển vào làm việc?'
- 'Tốt nghiệp đại học loại giỏi nhưng đi xin việc ở shop quần áo'
- 5 lần thi lại đại học để được học ngành mơ ước