Một số độc giả không đồng tình với quan điểm cha mẹ phải tích cóp, tiết kiệm tiền mua nhà để lại cho con:
Độc giả Tuân Hầm đặt câu hỏi: Sống chỉ để cho con cái nhà ư? Vậy tư duy, kiến thức, tầm nhìn của những đứa trẻ ở đâu ra khi những đồng tiền đáng lẽ một phần dùng để bồi dưỡng chúng đổ vào căn nhà thành phố hết rồi? Trong khi nếu chúng được ăn học tử tế hơn, tầm nhìn của chúng đã xa hơn ngôi nhà thành phố.
Sau đó, tằn tiện, chắt bóp, chỉ biết giữ của để mua nhà, tâm lý không được "quét virus" đúng lúc, người lúc nào cũng áp lực, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ, còn cha mẹ chúng thì luôn mồm nói" bố đang hy sinh để củng cố" đời con.
Chưa kể đến tâm lý phải 💖có nhà thành phố ♛khiến bong bóng nhà đất to lên nhanh chóng, sức tiêu không tương xứng với kinh tế, quá nhiều hệ lụy xảy ra.
Độc giả Hiếu Trần cho rằng: Đời người chỉ sống được một lần trên đời nên mình làm vất vả cũng phải có một chút hꦬưởng thụ thì cuộc sống mới đỡ buồn, và có thêm nghị lực để kiếm tiền. Chẳng hạn làm một năm vất vả cũng phải đi du lịch một chuyến để học hỏi và biết đây đó, sau đó lại làm việc bình thường, đương nhiên cũng không được ham chơi hưởng thụ quá đà mà phải có tiết kiệm.
>> 'Người Mỹ không làm giàu nhờ mua bán nhà đất'
Còn bản thân tôi không bao giờ chọn cuộc sống phải làm việc vất vả, nhịn ăn... để có được ngôi nhà to đẹp và mua đất cho con vì nhà to đẹp ngàn gian đi chăng nữa thì ta cũng chỉ cần một phòng nhỏ là đủ ở, con cái cũng phải dạy bọn trẻ biết tiết kiệm, tự lập không được dựa vào bố mẹ quáꩲ nhiều, nếu quá⛦ chiều con cái sẽ làm con hư hỏng...
Nhiều độc giả ủng hộ việc cha mẹ chỉ có trách nhiệm nuôi dạy con đến khi trưởng thành, con cái phải tự tạo lập tài sản cho riêng mình:
Đời người chỉ sống có một lần, tư tưởng của người Việt là tích góp cho con cho cháu nên làm lụng vất vả, ăn không dám ăn, mặc không dám mặc. Thꩲeo tôi đẻ con cái ra thì có trách nhiệm nuôi nấng cho ăn học đàng hoàng, chúng nó phải tự lo cuộc sống, cũng giống như bố mẹ p𝄹hải tự lo, không dựa dẫm nhà cửa vào bố mẹ được
Đúng là chúng ta sinh con xong sẽ cố gắng làm điều tốt nhất cho con. Nhưng điều đó không có nghĩa ta phải có nghĩa vụ để lại tài sản cho con cá𝔉i. Sau khi con học xong đại học. Hoặc không học đại học mà đủ 18 tuổi thì cần tự thân để biết trân trọng công việc và tiền bạc. Còn chính chúng ta cũng cần phải sống cho chính mình.
Khó hiểu ghê nhỉ, để lại cho con cháu phải là tài sản mới được à. Đi nước ngoài, đi du lịch khắp nơi là để mở rộng tri thức, tầm nhìn, sự tò mò học hỏi của con nhỏ. Đầu tư cho tụi nhỏ học hành đàng hoàng, tiếp xúc với nhiều tri thức và cái hay. Chứ sống tằn tiện rồi để tụi nhỏ chả biết gì, lớn lên rồi nó cũng giống ba mẹ tụi nó chỉ biết sống tằn tiện để có tiền. Tại sao lại có thểꦉ dạy cho lũ trẻ một triết lý ngược như vậy chứ. Người ta phải dạy làm sao để kiếm nhiều tiền và quản lý tài chính tốt, chứ ai lại dạy chúng làm sao để tiết kiệm nhiều tiền♏ và dùng số tiền đó cho đời sau.
Tôi có thu nhập không tệ nhưng dành phần nhiều cho con học được trường tốt, đi du lịch. Tạo cho nó một tâm thế hướng ra thế giới chứ không phải lủi thủi mãi trong một xó nhỏ. Mục tiêu đã và đang ✱thực hiện đó là mỗi năm du lịch một nước; còn trong nước thì phải đi hết cho đến trước khi con vào 🔜đại học.
Chúng ta cần phải kiếm tiền nhiều hơn chứ không phải tiết kiệm hơn, bởi vì tiết kiệm không tạo ra được tiền, nó chỉ siết chặt tiêu chu𓆏ẩn sống của chúng ta và cũng đồng thời ép chúng ta co ro trong tấm chăn nhỏ hơn thân hình của chính mình.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.