Sau bài viết Tôn nịnh đại suy, nhiều độc giả chia sẻ rằng làm việc với sếp người nước ngoài thì không cần phải nịnh sếp, nhân viên đóng góp vào sự thành công của sếp nên mối quan hệ của đôi bên là win-win:
Làm việc với công ty nước ngoài gần 10 năm nhưng chưa bao giờ tôi phải suy nghĩ Tết hay lễ phải mua gì tặng gì cho sếp. Ng𝕴ược lại sếp còn lì xì, có khi mang cả quà tới cho nhân viên. Nhớ có lần tụi tôi đi làm vào sau Tết hỏi "wh📖ere's our lucky money?". Chỉ hỏi để vui vì cũng rất thân thiện sau nhiều câu chuyện công việc, xong sếp đùng đùng chạy về phòng xách hai túi quà rượu sake Nhật mang sang cho.
Thực sự là họ rất vô tư và cởi mở. Còn tụi tôi thì cũng suy nghĩ là: Mì🃏nh làm việc rất tích cực cả năm mà, nhiều khi người được quà Tết phải là nhân viên vì sự đóng góp của mình cho tổ chức. Mình ♓là một phần trong sự thành công của sếp và mình cũng xứng đáng, nên nhận quà cũng rất vui vẻ.
Làm công ty nước ngoài thì đi ăn sếp trả tiền, sếp công tác về sẽ tặng quà cho mình, lễ tết có lì xì ༒cho nhân viên, sếp thấy mình sẽ chào hỏi dù mình chưa kịp chào. S♏ếp vừa vào cửa đã "morning", lúc đó nhân viên mới ngẩng đầu lên. Có người chào lại sếp, có người không. Sáng ra sếp thấy nhân viên từ xa đã hồ hởi hỏi han (chắc người ta lịch sự). Mình ngại nói nhiều cứ vòng đi đường khác, mà cũng bị kêu lại chào hỏi. Nói chung không cần nhìn sắc mặt sếp.
Năm 2000,🌳 tôi làm việc cho công ty liên doanh trong đó có cả người Thái, người Nhật. Sau đó từ 2006 đến giờ làm việc với người Hàn. Điều khác biệt ở họ là "cấp trên nịnh cấp dưới" bằng cách thường xuyên động viên, khen tặng và đặc biêt sếp mời nhân viênꦓ đi ăn uống bên ngoài (kinh phí do công ty chi trả). Sở dĩ có điều này vì các "sếp" đều được cấp cao hơn giao chỉ tiêu KPI định kỳ, muốn nhiệm vụ của mình hoàn thành thì cần sự nỗ lực đồng lòng của cấp dưới, đồng nghiệp. Nếu không hoàn thành nhiệm vụ thì sẽ bị giảm lương thưởng phúc lợi, thăng tiến...
Nhìn lại hệ thống công chứ﷽c Việt N𝔍am mà buồn. Các quan hệ con anh, cháu tôi, em họ bạn.... cứ đan chéo nhau dẫm chân nhau phức tạp vô cùng. Năm hết Tết đến phải lên danh sách các "anh, chị" để quà cáp.
Tôi làm ở🌜 văn phòng nước ngoài hơn 10 năm nay, chưa từng quà tết sếp bao giờ (🍸dù sếp cũng là người Việt). Sinh nhật sếp mình mua bó hoa đẹp vào phòng tặng sếp. Sinh nhật mình sếp mua cái bánh ga tô to chúc mừng, sau đó cắt ra mọi người cùng ăn và nâng ly rượu vang.
Trong khi đó, độc giả Hoàng có ý kiến như sau:
Đi vào một công ty, thấy mọi người lịch sự chào hỏi, tươi cười thì chí ít người đứng đầu công ty là một người lịch sự. Đi vào một công ty khác, cấp trên nói chuyện với cấp dưới như cha mẹ dạy con hay như giữa chủ với osin thì đích thị người đứng đầu công ty là một người đức tính chả ra gì... Như bài viết trên, tác giả có đề cập vấn đề nịnh hót, với tôi rất phổ biến hiện nay.꧙ Nhưng tới dòng: cơ chế tuyển dụng phải thực trọng người tài, thì nói thật tôi không cùng quan điểm.
Gói gọn trong công ty, người chủ muốn giao chức vụ tổng giám đốc cho ai đó thì phải thắp đuốc đi tìm người tài về năng lực lẫn đạo đức. Người đứng đầu tính tình thế nào thì văn hóa công ty s✃ẽ như thế đấy. Không nên đổ lỗi cho nhân viên thế này thế khác vì những nước tiên tiến họ có câu: Không có nhân viên kém, c🅺hỉ có quản lý tồi. Có ai đi xin việc mà nói tôi vô đạo đức và năng lực kém bao giờ. Do vậy cơ chế không thể giúp tìm được người tài.
>>Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.