"Tật muộn giờ" của nhiều người Việt đã xuất hiện từ rất lâu nhưng vẫn tồn tại cho tới tận ngày nay. Xuất phát từ tâm lý đám🧸 đông, nhiều người vẫn mang tư tưởng "ai cũng đều thế cả, mình việc gì phải đúng giờ?". Để rồi, "bệnh muộn giờ" cứ thế lâyܫ lan theo hệ thống, không mấy ai lên tiếng chỉ trích người đến muộn mà chỉ xem đó như một điều bình thường, dễ dàng chấp nhận, bỏ qua.
Tôi làm việc cho một công ty của nước ngoài, nên hình thành cho mình thói quen đúng giờ đến từng giây, từng phút. Kể cả khi làm việc với khách nước ngoài cũng vậy, tôi cũng không bao giờ trễ hẹn. Khi có cuộc gặp với khách hàng, tôi luôn hẹn lịch trước ít nhất mộtও tuần và sẽ ghi chú và♉o lịch để không bị quên.
Tớ🐼i đúng ngày, giờ hẹn, tôi luôn chủ động tới nơi sớm trước giờ và xem đó như một lẽ bình thường, điều hiển nhiên phải làm. Cũng vì vậy mà tôi thường xuyên là ng🔜ười phải chờ đợi trong các cuộc hẹn.
>> Đồng nghiệp 'nhây' giờ làm việc
Thế nhưng, vợ tôi lại hoàn toàn ngược lại. Vợ tôi là giáo viên 🌱nhưng mỗi khi hẹn lại luôn "cao su" về mặt thời gian. Tôi luôn phải đợi vợ đến cả tiếng đồng hồ. Ngay cả các cuộc hẹn của vợ với người khác cũng luôn bị "delay" chứ không bao giờ chuẩn giờ hoặc sớm hơn kế hoạc🌞h.
Cứ như vậy, trong một ngày, một cuộc hẹn bị lệch giờ sẽ kéo theo các cuộc hẹn công việc khác cũng sẽ bị ảnh hưởng theo, thậm chí sẽ bị hủy bỏ và phải ꧋chuyển sang ngày khác. Điều đó gây tốn rất nhiều thời gian và công sức của mọi người.
Thế nhưng, khi tôi nói thẳng vấn đề này thì hai vợ chồng lại thành ra cãi nhau. Vợ luôn lấy lý do "cuộc họp lâu hơn dự kiến nên tới trễ". Vậy là lỗ💙i tại ai? Tại ông sếp chủ trì cuộc họp của cô ấy chăng?
Mọi vấn đề đều cần được nghiêm túc giải quyết. Chẳngꦅ hạn, cơ quan ban ngành xác nhận rõ thời gian họp tối đa trong một tiếng thì phải giải quyết được công việc xong xuôi trong giới hạn một giờ đó. Ngồi lâu, nói miên man, liệu có hiệu quả hơn không? Tài nguyên thời gian cần phải được quản lý thật tốt vì "thời gian là vàng". Thời gian của bạn là🐟 "vàng", không lẽ thời gian của tôi là "cát" sao?