Tôi đã từng theo chân vài đứa bạn lò dò đến mấy lớp học thêm này xem nó ra sao? Phải công nhận những thầy cô này dạy rất dễ hiểu, ꧒thậm chí có người còn đưa ra những phương pháp phân tích đề bài để học sinh có thể nắm được các dạng đề bài khác nhau. Có thể có hàng trăm hàng nghìn đề bài khác nhau nhưng chỉ nằm trong vài dạng đề bài chung mà thôi.
Sau này, các lớp học thêm mọc lên như nấm sau cơn mưa, tìm được thầy cô "có danh tiếng" không còn dễ dàng như xưa nữa. Thầy cô ♊"có danh tiếng" đem toàn bộ kinh nghiệm tâm huyết dạy cho học sinh. Còn thầy cô khác chỉ lo giải đề bài. Đề bài thì giải bao nhiêu cho đủ. Mỗi năm có một bộ đề thi đại học khác nhau, mỗi bộ có tới hàng trăm đề bài khác nhau. Không nắm được các dạng đề tổng quát, giải đề càng nhiều càng không hiểu gì. Biết cách học thì thi đại học cũng không phải là quá khó, không biết cách học th𒐪ì thi đại học đúng là khó như lên trời.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> Tôi không học môn Công nghệ vẫn vẽ kỹ thuật tốt
>> 'Cha mẹ thành giáo viên khi sách✱ giáo khoa không xuyên𝓡 suốt'
>> Tôi 'đơ người' với bài tập Toán của ▨học sinh lớp 8
Chúng tôi cứ tưởng rằng, những năm tháng học trung học và thi đại học ấy là thời điểm đen tối nhất. Bây giờ nhìn lại mới biết là mình gặp may. Chúng tôi không phải học những môn "biết trước" để "rèn luyện tư duy trí não". Chúng tôi không phải đi học thêm ở những lớp ngoài giờ của chính thầy cô chủ nhiệm của mình. Ngoài thói quen đọc truyện, tôi vẫn còn thời gian để đi học lớp guitar cổ điển, sáo trúc và võ cổ truyền. Cũng từ cái lớp guitar cổ điển này mà tôi làm quen với nhạc giao hưởng và thính phòng. Từ lớp sáo trúc của nhạc dân tộc, tôi làm quen với cải lương và đàn ca tài tử Nam Bộ, cũng biết thế nào là ca hay, ca dở. Từ lớp võ cổ truyền, tôi biết được mấy phim võ✤ thuật Hong Kong là kỹ xảo.
Học sinh bây giờ đâu có biết những thứ đó hoặc những thứ khác tương tự như thế. Chúng còn bận "rèn 🎀luyện tư duy trí não", làm gì có thời gian mà phân tâm.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.