🀅Tôi thấy con không còn xứng đáng với việc hưởng tài sả൩n của mình. Đến nay, khi chồng tôi đã mất, tôi muốn truất quyền thừa kế và để di sản lại cho người con khác có được không? Xin cho tôi lời khuyên tốt nhất trong hoàn cảnh này.
Luật sư tư vấn
Theo thông tin trình bày, có thể xác định hai bác đã lập di chúc chung để lại di sản cho con cả. Thời điểm bác trai còn sống, người con cả đã có hành vi "Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản" (khoản 1 điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005), đây là căn cứ để ngưꩵời này không được quyền hưởng di sản thừa kế của bác trai.
Do bác trai không thay đổi di chúc nên nꩲgười này vẫn được hưởng phần di sản thừa kế theo quy định tại khoản 2 điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005. "Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những 🍃người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc".
Như vậy, với phần di sản của bác trai, người con c🎐ả vẫn được hưởng theo nội dung di chúc.
Đối với phần tài sản của bác: Vợ chồng lập di chúc chung vào năm 2014 nên chịu sự điều chỉnh của Bộ luật Dân sự năm 2005. Theo đó điều 664 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung của vợ, chồng như sau: "Nếu một người 🔥đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình:. Theo quy định trên đây bác gái có quyền sửa đổi, truất q♊uyền thừa kế của người con cả đối với phần tài sản của bác trong khối tài sản chung của hai vợ chồng.
Có thể diễn giải cụ thể như sau: Phần tài sản 1.000 m2 của hai 🐠bác có 500 m2 thuộc về bác trai đã được thừa kế cho người con trai cả, người này được hưởng. Phần 500 m2 còn lại thuộc về bác và bác có quyền lập di chúc mới thay thế một phần di chúc cũ liên quan phần tài sản để lại cho người con khác.
Luật sư Quách Thành Lực
Công ty Luật TNHH LSX