"Tôi cũng dạy môn Vật lý như tác giả.🌠 Năm 2012, tôi xin vào một trường tư với mức lương 12 triệu đồng. Rồi cách đây 5 năm, tôi nghỉ tại một trường với🦩 mức lương hơn 30 triệu đồng để làm giáo viên tự do.
Vậy nên nếu lương của tác giả hiện tại là 11 triệu đồng mà lại không hứng thú phát triển tại🔜 trường thì nê🅘n rời đi.
Tuy nhiên tác giả nên xem xét kỹ trước khi quyết định, ♌rằng bạn 🔯không hề thích thú gì với nghề giáo hay bạn không thích thú với môi trường làm việc.
Trường hợp một: Nếu tác giả vẫn muốn làm nghề giáo nhưng muốn một môꦐi trường năng động hơn thì bạn tham khảo các trường chất lượng cao, song ngữ... để vừa có mức lương cao hơn hẳn và lại có môi trường năng động. Tuy nhiên nó sẽ có vấn đề là bạn sẽ phải đáp ứng tiêu chuẩn giảng dạy cao hơn.
Trường hợp hai: Bạn chán hẳn nghề giá෴o thì𓆏 bạn nên làm việc song song trước vì không có gì đảm bảo bạn sẽ thích công việc đó. Khi thấy ổn thì làm song song hoặc nghỉ hẳn đến lúc đó quyết cũng không muộn".
Độc giả Hố Đen chia sẻ câu chuyện của bản thân và đưa ra lời khuyên như trên, cho tác giả câu hỏi: Làm giáo viên 10 năm thu nhập 11 triệu, tôi có nên n♊hả🐻y việc?. Tác giả chia sẻ "ở tuổi 33, tôi khônౠ☂g muốn mình ở trong vùng an toàn".
Cho rằng tâm lý chung, luôn nhìn thấy ai ai cũng tìm cái hay ho, lạ lẫm, ích lợi xã hội, tiền nhiều để nhảy việc nhưng cuộc sống chẳng phải muốn gì được nấy, độc giả Nguyễn nói:
"Tôi cũng hơn tuổi tác giảܫ chút, cũng lăn lộn làm ăn. Và chia sẻ với bạn, bạn luôn nắm trong tay khả năng linh hoạt làm vi🤪ệc kiếm tiền đủ các kiểu thú vị hay ho, nhưng vấn đề là bạn không làm được.
Bằng chứng là 10 năm bạn vẫn vậy. Thời gian và khả năng của mỗi người là có giới hạn. Ví dụ, vừa dạy học bạn vẫn có thể bu𓄧ôn bán như đang làm, mở lớp luyện thi, mở trung tâm dậy học, mở công ty, bán hàng, làm YouTube, mở lớp online, sáng chế...
Tóm lại ai ai cũng muốn làm nhiều việc, thật hay, nhưng thời gian sức lực có hạn, mà t꧟rách nhiệm gia đình thì nhiều. Nên hãy tập trung phát triển giá trị bạn đang làm tốt nhất, làm cái trong khả năng".
Tương tự, độc giả Hổ Giấy đưa ra lời khuyên: "Tôi nghĩ là bạn không nên bỏ nghề để làm⛎ việc khác. Bạn học được cái nghề đã tốn bao nhiêu công sức và tiền của, hơn nữa bạn cũng đang sống được với nghề thì đâu có lý do gì để bỏ nghề. Bạn còn có thêm thu nhập từ nghề phụ nữa vậy cũng ổn rồi.
Từ bản thân mình tôi cho rằng bỏ nghề là hạ sách, bạn có thể thành công với mộ🥀t nghề khác, bạn có thể giàu hơn với một nghề k𝄹hác dễ kiếm tiền nhưng chắc chắn bạn sẽ hối tiếc về cái nghề mình đã được đào tạo bài bản là đại học. Đó là hình ảnh thật của tôi, một người tốt nghiệp thủ khoa ngành cơ khí và bỏ nghề để làm nghề khác.
Tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức, tiền bạc, thời gian để được đào tạo lại nghề mới, tôi đã có được mọi thứ dư giả cho cuộc sống và vẫn luôn nuối tiếc cái nghề mình đã được đào tạo bài bản lúc ban đầu vì đó là lúc học hành tốt nꦗhất, lĩnh hội kiến thức tốt nhất và có thể sẽ phát triển lên cao được. Còn những nghề học thêm sau này chỉ đủ tạm đối phó công việc và để kiếm tiền".
Gợi ý, độc giả Tùng viết: "Tác giả hãy thử làm cho nghề giáo Vật lý trở nên vui vẻ hơn? Thay vì giữ kiểu dạy cũ, thì nghiên cứu thêm các phương pháp mới, tôi thấy có nhiều giáo viên đã quay video để giảng bài một cách vui nhộn, học sinh dễ tiếp thu.
Bước ra khỏi vùng an ��toà🦂n không có nghĩa là bỏ hẳn nghề hiện tại. Lý do này không đủ thuyết phục để nói rằng tại sao bạn không cảm thấy hạnh phúc với nghề giáo".
"Việc dạy thêm không hẳn chỉ cho những học sinh hụt kiến thức, có t🉐hể là dạy thêm để bồi dưỡng kiến thức nâng cao và chuyên sâu hơn về kiến thức vật lý cho các em ham học hỏi.
Thời gian giảng dạy ở lớp chắc chắn không đủ để bạn truyền đạt thêm cho các em về những kiến thức nâng cao, những bài tập hay đó. Nếu tâm huyết với nghề bạn có thể chọn dạy như lớp chất lượn𓂃g cao, học sinh ở đó không cần bổ túc kiến thức cơ bản trên lớp mà cần những kiến thức nâng cao hơn, những bài tập khó hơn và bạn có thể giúp họ.
Thực sự, Vật lý cấp III là môn hꦑọc cực kỳ hay và đủ cho bạn vùng vẫy với nó nếu yêu nghề. Cái ở đây tôi nghĩ có vẻ bạn không yêu nghề dạy học cho lắm nên mới có suy nghĩ đó.
Dạy thêm không xấu nếu bạn dạy những cái hay cái mới cho học sinh cần học, muốn học những cái hay cái mới mà ở lớp không có hoặc họ không theo kịp ở lớp. Nó chỉ xấu khi bạn bắt ép học sinh phải đi học thêm, ai không đi học thì bạn có thái độ chèn ép hay đối xử không công bằng khi ở lớp", độc giả Capuchino Nguyễn nêu.
Hữu Nghị tổng hợp