Đọc bài viết "Tôi cho tiền để con tự giác đi tắm, đánh răng", tôi thấy có nhiều ý kiến không đồng tình với phương pháp dạy con của tác giả Xuân Yên Nguyễn. Nhưng với tôi, cho trẻ tiền mỗi🐎 khi làm việc nhà không hề là chuyệ🦹n xấu nếu cha mẹ biết vận dụng đúng cách và hợp lý.
Ở nhà, tôi thường để một hộp tiền lẻ riê♛ng để thưởng cho con mỗi khi bé làm mấy việc lặt vặt trong nhà. Con cũng có một cái hũ đựng tiền riêng, trong suố﷽t cho dễ quan sát. Vậy là, cứ lúc nào con làm việc đúng giờ, nhanh gọn theo đúng quy ước là bé chạy lại báo cáo mẹ, rồi tự chạy đến hộp tiền lẻ để lấy đúng số quy định bỏ qua cái hũ trong suốt của mình.
Lâu lâu muốn mua đồ chơi hay ăn hàng gì đó, con lại đem tiền trong hũ ra đếm, tự cân nhắc xem mua loại nào, giá bao nhiêu, mình đã đủ tiền chưa? Nếu số tiền không đủ, con sẽ lại cố gắng làm việc và tích lũy tiếp. Khi hũ đầy, con nói tôi đổi sang tiền chẵn cho gọn, rồi bé trả tiền lẻ qua cái hộp đựng của tôi để tiếp tục tích lũy lại. Cứ như vậy, tôi hầu như không phải cho con tiền tiêu vặt mỗi ngày đi học. Con cũng biết tính toán hơn, rèn thói quen tiêu 💎xài chậm hơn mức tiền mình "làm ra được".
Khi con lớn hơn một chút, tôi để tiền tiêu của gia đình qua một cái hộp lớn hơn, kéo con lại và chỉ dạy cụ thể cách mà tôi tiêu tiền cho gia đình🌠: cuối tháng bỏ vào đấy 20 triệu đồng, chỗ này là tiền điện, nước, điện thoại..., chỗ kia là học phí; chỗ khác là tiền đi chợ hàng tuần, tiền tiêu lặt vặt hàng ngày... Nói chung, tôi không hề giấu giếm con chuyện tiền bạc trong nhà. Con cũng có quyền ý kiến việc chia các khoản tiền chi tiêu trong tháng nếu có phát sinh. Tuần♈ cuối cùng trong tháng, với số tiền dư ra, cả nhà tôi lại cùng bàn nhau để qua tiền tiết kiệm hay đi ăn, mua sắm gì đó.
>> Dạy con làm việc nhà không đòi trả công
Đến giờ, con tôi rất có ý thức về sử dụng tiền bạc trong gia đình, dù mới chỉ học cấp ba. Lâu lâu thấy ti🌟ền vơi đi nhanh quá, con còn nhắc tôi nên coi chừng và xem lại. Tôi dự định hướng con học kinh doanh theo mẹ vì thấy con rất trầm tính, bình tĩnh khi đối phó và xử lý một số tiền lớn, biết cách ph🌳ân chia quản lý tài chính và không tham lam.
Tôi cũng từng rất trăn trở về cách nào để dạy con "tự kiếm tiền, tự tíc🌠h lũy, tự chịu trách nhiệm tiêu tiền", vì người Việt xưa nay vốn không có thói quen này và hầu như không có bài học nào trong trường học dạy điều này. Trong khi đó, đây là điều quyết định sự thành công, ổn định sau này của một đứa nhỏ.
Tôi dạy con kiếm tiền không chỉ thông qua việc n💝hà mà từ nhiều việc khác (mấy việc này kể ra đây có lẽ cũng gây tranh cãi), biết cách nhận định công sức của mình và món tiền phù hợp. Từ đó, con biết đánh giá món hàng và hay công việc có giá trị tương đối quy ra tiền; biết tích lũy để mua món mình muốn hay để làm những thứ giá trị hơn .
Và cuối cùng, khi có tiền trong tay, tôi dạy con cách "cho tiền đẻ ra tiền" (từ gửi tiết kiệm, đến kinh doanh, buôn bán món nhỏ kiếm lời...). Nói ch⛄ung đây là việc rất khó vì phải vừa làm vừa mò mẫm, không có kinh nghiệm của người đi trước, nhưng tôi tự tích lũy dần.
Phạm Nguyễn
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.