Trước thông tin "CSGT đeo khẩu trang, găng tay đo nồng độ cồn", nhiều độc giả VnExpress vẫn bày tỏ tâm lý lo ngại, không yên tâm khi phải thổi nồng độ cồn giữa mùa dịch nCoV:
Trong khi CSGT cũng sợ lây nhiễm và được trang bị bằng khẩu trang, găng tay thì người dân lại phải dùng miệng trực tiếp thổi vào ống. Ống thổi tuy được thay mới nhưng hơi thở nằm trong máy, nếu lỡ có bệnh nhân nhiễm bệnh thổi vào, virus còn nằm trong máy thì liệu có đảm bảo cho ng🐼ười thổi kế tiếp?
Tôi cũng bị kiểm tra kiểꦺu này, tôi vẫn chấp nhận thực hiện vì không dám chống lại lệnh của CSGT nhưng khi thổi xong, nghĩ vẫn thấy cảm giác sợ. Mong cơ quan chức năng xem xét chờ hết dịch rồi áp dụng, hoặc dùng phương pháp gián tiếp như thổi vào bo♌ng bóng khử trùng của Bộ Y tế.
Đúng là về mặt y học và vật lý thì làm thế này người lái xe không an tâm chút nào. Thay ống, găng tay nhưng bản thân bên trong chiếc máy vẫn dính dịch nhầy khi có luồng khí lẫn tia nước bọt thổi vào, nếu tia này chứa virus thꦯì nó sẽ dính trong máy. Có lẽ phải trang bị một loại dung dịch khử virus nào đó xịt vào đường ống của máy đo🍎 nồng độ sau khi kiểm tra lái xe.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, người đeo khẩu trang còn không được sờ vào bề mặt khẩu trang để tránh virus, nhưng ở đây, CSGT dùng găng tay đưa lên bao nhiêu người thổi, dù thay ống nhưng nguy cơ truyền virus vẫn vô cùng lớn👍 cho ngưởi thổi sau. Ai đảm bảo là khi thay ống thì không có virus từ người trước khi lây cho người sau khi hít và thổi như vậy?
Miệng chẳng khác gì vòi phun nguồn bệnh trong thời điểm này, vậy mà cứ phì phì như thế thì nguy cơ lây lan dịch b𒐪ệnh quá cao. Tôi thật sự thấy không an tâm𒁏 một chút nào.
Găng tay CSGT có thay mỗi lần khi yêu cầu lái xe thổi không? Máy thổi nồng độ cồn chỉ nên dùng khi không có dịch vì nó không được thiết kế để có thể dùng an toàn với trang bị thô s♛ơ của CSGT.
Thay ống thổi nhưng cũng cần thay găng tay CSGT luôn vì găng tay tiếp xúc gần với hơi thở của người trước, nếu vẫn🧔 dùng tiếp để mở bao, cầm ống thổi cho người sau thì vẫn có khả năng lây nhiễm chéo
Cái ống có thể an toàn nhưng nó cắm vào máy. Thực sự quá nguy hiểm khi ai đó có virus nCoV lại thổi vào máy. CSGT lại không có nghiệp vụ y t𒅌ế,♈ làm sao sát khuẩn cái máy được? Rất lo ngại.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.