Sáng nay tô♏i đi làm, khi định rẽ trái ở ngã tư để vào cơ quan, thì từ phía đối diện, một chiếc xe sang đen bóng dí ga lao lên, hòng cướp đường đi thẳng, không cho tôi rẽ. Dù tôi chỉ đi bằng chân phanh, rất từ tốn. Nhưng chiếc xe nhiều tỷ này cũng không thể thoát khỏi ngã tư, vì một xe khác vuông góc đã "cài răng lược". Thế là tắc đường, vì một lý do rất khó hiểu.
Lẽ ra, tài xế xe sang chỉ cần chờ thêm 10 giây, tôi thoát khỏi ngã tư, là anh ta đi bình thườnꦡg. Nhưng không, anh ta chọဣn cách tưởng rằng mình sẽ nhanh hơn, nhưng thực ra tự chui đầu vào rọ.
Tình huống sáng nay l𝔍àm tôi nhớ tới lần gần nhất đi công tác ở Singapore. Khi ấy, người bạn là dân bản địa chở tôi. Ở ngã tư, khi đèn chuyển từ đỏ sang xanh, anh này vẫn dừng, không đi tiếp. Tôi tưởng anh ta không tập trung liền nhắc. Nhưng không, anh ấy chỉ về phía trước, nói phía bên kia đường đang tắc, nên phải dừng lại bên này đường. Và bên cạnh các xe khác cũng làm vậy. Tôi tự thấy thật xấu hổ khi mình có suy nghĩ điền vào chỗ trống.
Đây không phải dạng ý thức tự nhiên có của họ, mà rất đơn giản, nó cũng xuất phát từ việc𒆙 sợ mất tiền phạt. Trên đường của họ, có những vùng được kẻ vạch mà xe không được phép dừng đỗ ở đó tại nơi đường giao nhau. Có nghĩa là, nếu đang tắc đường, bạn vẫn đi vào🐟 để rồi phải dừng ở đó, gây tắc đường cho cả những hướng khác, thì bạn sẽ bị phạt.
Thoạt nghe có vẻ đơn giản, nhưng chỉ cần việc đơnꦉ giản vậy thôi. Dần dần việc phản xạ có điều kiện, việc sợ bị nộp phạt, sẽ trở thành 🧸ý thức tự nhiên từ thế hệ này qua thế hệ khác. Việc đơn giản như vậy, sao chúng ta không làm được?
Độc giả Cao Vinh