Tôi rất thích cách🐎 mọi người ngưỡng mộ đứ🍌c tính người Hàn khi họ nhanh chóng trở thành cường quốc kinh tế. Tôi thích lý do người ta say đắm vẻ đẹp thiên nhiên xứ kim chi bốn mùa. Tôi thích cả cái cách, không phải vô lý, các bạn trẻ yêu mến một nền văn hóa bản sắc lâu đời ấy.
Trong mỗi người hai chữ Hàn Quốc mang một ý nghĩa, một hình dung và gắn với một kỷ niệm khác nhau. Với tôi, cái tên Hàn Quốc đã vượt qua tất cả các giá trị ấy. Đó không đơn giản là hình ảnh một đất nước phát triển với các giá trị truyền thống; không chỉ là nơi của nh♍ững cô gái, anh chàng xinh xắn giỏi giang; không chỉ là điểm đến mà mọi du khách vẫn háo hức thưởng ngoạn…
Tôi vốn được người thân gọi với cái tên “trẻ ranh hai mươi mấy tuổi”. Bạn bè hay bảo tôi không những gàn dở lại còn cổ hủ, trong khi ba mẹ vẫn phàn nàn về đứa𝕴 con ngang ngạnh không giống ai. Tôi vẫn thế.
Tôi thích du lịch, nói đúng hơn là những chuyến đi khám phá. Ngay từ những năm phổ thông tôi đã vạch sẵn cho mình mục tiêu kiếm tiền và tiêu tiền cho những miền đất xa xôi. Tôi lên kế hoạch chi tiết, từ mục tiêu gần như biển Đà Nẵng, vịnh Nha Trang hay trong miền tây sông nước… đến những cái tên xa hơn như Bắc Kinh, Vạn Lý Trường Thành, phố cổ Tokyo. Nhiều khi tôi ao ước nghĩ đến một miền đất lạ lẫm nào đó của vùng Nam Mỹ hay Bắc Á. Tôi thích thú mường tượng đến việc gặp gỡ tìm hiểu người latinh da đỏ, văn hóa huyền bí đạo Hindu… Tôi ghi tất cả vào nhật ký, bỏ qua sự nghi ngờ về khả năng hiện thực chúng. Dẫu sao, tôi nghĩ mình cần có mục ti☂êu.
Trong danh sách các nơi mà tôi dự định, mảy may không có Hàn Quốc. Nếu trang lứa tuổi tôi vẫn say đắm với chuyện tình lãng mạn như phim Hàn, thích sự sôi động trẻ trung của nhạc và thời trang K-pop, thì chính những điều đó làm tôi ngán ngẩm. Dù chưa từng đến xứ sở kim chi, nhưng tôi hình dung về một mảnh đất không hề đáng khám phá, với cảnh sướt mướt của những đôi tình nhân, về sự hào nhoáng như mấy bài nhạc, video và gu ăn mặc thì yểu điệu. Phong cảnh đẹp đẽ mọi người vẫn trầm trồ được tôi nhìn trong một dấu hỏi, tôi bảo, ngành quảng cáo nước họ được xem là bậc nhất thế giới. Nhắc đến thứ đồ ăn vốn được mệnh danh đa dạng nhꦦất thế giới, tôi cũng chưa tìm thấy sự háo hức thèm thuồng. Nói chung, tôi chưa hề có dự định nào cho cái tên Hàn Quốc.
Một ngày khi vừa kết thúc bốn năm đèn sách đại học, tôi khăn gói lên đường tiếp tục sự nghiệp sau đại học. Hàn Quốc sẽ là nhà trong hai năm tiếp theo. Bạn bè khá bất ngờ về chuyến đi này bởi tôi chưa từng nói có dự định. Nếu cần có một lý do, ba mẹ 🤪tôi bảo, “chắc chỉ có Hàn Quốc mới chứa chấp đứa như tôi, cho tôi học tiếp”. Đám bạn nối khố nhắc lại lời của ông thầy xem tướng số hồi trung học (ổng bảo tôi có số học cao♍, học xa), còn tôi vẫn không thể giải thích cho chuyến đi vốn chưa từng ấp ủ này. Tôi bảo tất cả là duyên.
Sân bay Gimhae đón tôi bằng cái rét âm độ ngày cuối tháng hai. Ra khỏi sân bay, tôi co người bước tới trạm điện thoại công cộng trong cái buốt lạnh kèm gió rít để gọi về nhà báo tình hình. Khi tôi vừa loay hoay vừa chẹp miệng ngán ngẩm vì không hiểu hướng dẫn sử dụng (bằng tiếng Hàn), thì một nhân viên sân bay tiến tới giú💙p đỡ. Anh này chào tôi bằng tiếng Hàn, sau đó nói tiếng Anh (tôi không có tí vốn tiếng Hàn nào) và giúp tôi kết nối cuộc gọi về nhà. Sau khi báo tình hình chuyến đi an toàn, tôi còn nhiệt tình than vãn với ba mẹ về thời tiết khắc nghiệt khổ sở nơi đây - thứ mà tôi mới vừa trải nghiệm chỉ trong… 20 phút. Xong việc, tôi không quên cảm ơn sự giúp đỡ của anh nhân viên và hỏi thêm cách về trường. Trong khi tôi bảo chỉ cần hướng dẫn, thì anh đã bắt đầu kéo hành lý của tôi tới bến xe phía ngoài, gọi xe buýt giúp, để tôi có thể yên vị ấm cúng về trường. Ngày đầu tiên suôn sẻ như thế, và tôi nghĩ, do mình may mắn.
Tôi đã trải qua những ngày tháng đầu tiên ở Hàn Quốc với tâm trạng buồn thiu, mặc cho không khí mùa xuân hoa cỏ đua nở, tiết trời đã ấm áp. Trong khi bè bạn háo hức dã ngoại, ngắm hoa, chụp hình, dạo phố thì tôi ở nhà tiêu khiển bằng sách truyện (Việt Nam), phim (Trung Quốc) và nghe nhạc (Âu Mỹ). Ngoài nỗi nhớ nhà c♎ủa một “đứa trẻ con lớn tuổi” thì cái lười, ngại những con dốc của đường phố khiến tôi chẳng muốn đi đâu ngoài lên lớp học. Nếu như ở Việt Nam, chúng tôi có thể nhảy lên xe máy để tới bất cứ đâu, kể cả ngõ ngách hẻm nhỏ, thì ở Hàn Quốc, ngoài phương tiện công cộng khi đi xa, tôi phải đi bộ (tất nhiên là tôi không có xe hơi). Hầu hết thành phố Hàn Quốc trải dài trên đồi hoặc giữa những dãy núi, khiến đường phố cong queo kiểu “lên thác xuống ghềnh”. Nhìn những con dốc liên tục ngay trong khuôn viên trường, không quá cao nhưng cũng đủ mất sức, tôi vừa ngao ngán vừa nghĩ người bản xứ sao mà kỳ quặc, ngày nào cũng phải leo ba bốn cái dốc mới đến được chỗ học chỗ làm, thế mà cuối tuần họ còn đi leo núi thể dục.
Những ngày ấy, tôi được gọi là “con gà ru rú”. Bạn bè thân cận ở nhà hối thúc đi chụp ảnh đường phố, con người, phong cảnh và thưởng thức món Hàn để chia sẻ. Trên facebook hàng ngày vẫn cập nhật đầy đủ các xu thế thời trang Hàn Q🐟uốc, về bài K-pop nào mới ra hay ca sỹ diễn viên nào đang nổi... Trong khi tôi vẫn lạc lõng, chán nản giữa một miền văn hóa mới.
Người Hàn Quốc đầu tiên tôi tiếp xúc nhiều là thầy - một vị giáo sư rấ🦂t bận rộn. Tôi không có nhiều cơ hội để tâm sự hay kể về những khó khăn của cuộc sống mới vì thầy tôi rất bận. Mỗi lần gặp, sau những trao đổi công việc, thầy dành dăm ba phút hỏi tôi về suy nghĩ và những điều tôi đã làm ở môi trường mới. Khi biết rằng ba tháng đến đây tôi chưa đi đâu 🌊xa khỏi trường, chưa từng thưởng thức một bữa cơm truyền thống Hàn Quốc đầy đủ, thầy nói, “em có thể yêu một người nếu không hiểu gì về họ hay không...”.
Cuối buổi học hôm sau, nhóm tôi được thầy dẫn tới một nhà hàng ngay phía sau trường. Thực ra nên gọi đó là “quán cơm” bởi sự đơn giản, không phô trương từ cách bài trí lẫn món ăn. Chúng tôi gọi một bữa cơm truyền thống với ssalbap (cơm), mak-gimchi (kim chi cải thảo), canh gimchi jjigae (kimchi và đậu phụ), gim-gui (lá kim), cá kho, món cháo porridge và gyeran jjim (trứng hấp). Vừa ăn thầy vừa nói về ý nghĩa mỗi món ăn, sự thay đổi của bữa cơm truyền th✨ống từ ngày xưa đến bây giờ. Được biết, hầu hết món truyền thống của người Cao Ly đây đều xuất phát từ những khó khăn thời buổi loạn lạc. Những giá trị ấy được người dân giữ lại, như một cách kỷ niệm, hồi tưởng về quá khứ cũng như răn dạy con em, dù giờ họ đã trở thành một đất nước phát triển.
Dường như đó là thông tin đầu tiên tôi tìm hiểu sâu hơn về cái tên Hàn Quốc. Có đáng ngượng không khi dẫu đang sống nhờ ở một đất nước mới, nhưng tôi cứ cố tình lơ đi mọi thứ của họ, mặc cho chúng đáng được tìm hiểu và trân trọng như thế. Mấy tháng qua, tôi đã có thể nói (đơn giản) tiếng Hàn nhưng lại không nghe nhạc Hàn bao giờ. Tôi vẫn dùng đồ MadeinKorea nhưng không thích đọc tiꦇn tức và tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc. Tôi ăn kim chi mỗi ngày ở ký túc nhưng cứ cố gọi đó là… dưa muối. Và có đáng giận không, tôi được bao người Hàn giúp đỡ nhưng chưa một lần ngh🦩ĩ đến việc thân thiết xa hơn sự xã giao với họ.
Tôi như đứa trẻ chập chững vào cuộc sống, thực sự muốn biết nhiều hơn về những thứ xung quanh. Được nghỉ học, tôi đi chợ truyền thống, bắt xe tới thăm các vùng nông thôn, vườn trái cây và làng văn hóa Hàn Quốc. Tôi đã bắt đầu học nấu các món Hàn đơn giản như muối kim chi, cuốn gimbap, nắm cơm jumokbap. Giờ đây không những quen đi đườ🦂ng dốc, tôi còn có sở thích leo núi cuối tuần. Tôi thích cảm giác mệt nhưng vui mỗi khi chinh phục ngọn Munsu phía sau trường.
Tháng sáu hoa hồng, tháng bảy hoa hướng dương; mùa lá vàng, lá đỏ độ tháng mười. Mùa đông hiện ra qua màu cây rừng khô, màu tuyết trắng trên những mái nhà… Và chỉ một năm sau, vẫn trong cuốn nhật ký nhỏ của mình, tôi thừa nhận, “không có mùa nào là không đáng sống trên đất nước này”, mỗi mùa mang một vẻ đẹp riêng, một sản phẩm hương sắc của tự nhiên và mỗi th🅘ời gian đều đáng để trải nghiệm. Vẻ đẹp ấy dường có khả năng thuyết phục cả những người vốn khắt khe, định kiến nhất.
Tôi có nhiều bạn người Hàn hơn. Tôi quen với cô bé cùng trường kém tuổi - người vẫn giúp tôi khi có việc về hành chính giấy tờ, người vẫn hay chạy lên tìm tôi chỉ để khoe một bài hát mới. Tôi thân với ông bà chủ quán ăn gần trường - những người đem đến cảm giác về một gia đình đoàn tụ, cho tôi hiểu giá t🌞rị bữa cơm đầy đủ bố mẹ con cái nơi xứ người. Những người vốn không cùng dòng máu, quốc tịch ấy, nay, là nơi tôi có thể than phiền, tâm sự, chia sẻ mỗi lúc khó khăn mặc cho bất cập ngôn ngữ. Và tôi cần nhắc đến thầy tôi - người không chỉ truyền đạt kiến thức, còn cho tôi bao bài học về cuộc sống, cho tôi hiểu hơn về người Hàn Quốc. Tôi cảm phục bởi thầy chỉn chu nhưꦆng chưa bao giờ hào nhoáng, sáo rỗng, vụn vặn; bởi thầy nghiêm khắc và chưa bao giờ trễ giờ dẫu lễ Tết, ốm bệnh; bởi thầy không bao giờ giúp khi chúng tôi còn có thể, nhưng khó khăn nhất thì chúng tôi luôn có thầy, cả việc ngoài học tập.
Chỉ hơn một năm, tôi nhận ra cuộc sống sao quá mới mẻ. Đơn giản từ việc cảm nhận có một mùa đông khác miền bắc nước tôi, có cái lạnh khô không khốc và cả tuyết trắng. Tôi còn nhận ra tiếng Anh, tiếng Hàn giờ không phải là🐼 môn học Ngoại ngữ khô khan ngày trước - nó đơn giản là ngôn ngữ và cũng không phải là rào cản của tình cảm. Tôi có khả năng "ăn cay thần kỳ" nhờ trải nghiệm ẩm thực Hàn. Và hơn hết, tôi đã thừa nhận mình… già và ngang ngạnh. Nếu như trước đây, ghét ai là "ghét cả đường đi lối về", thì bây giờ, tôi học được cách tìm hiểu, tiếp xúc mọi việc trước khi đánh giá. Nếu như trước đây, khi đối mặt với khó khăn đau khổ, tôi luôn co mình lại, cảm thấy thiếu may mắn và hay oán trách số phận, thì bây giờ, tôi hiểu rằng cuộc sống còn đẹp lắm, chỉ là mình chưa chịu nhìn ra. Cuộc sống đã dang rộng tay với tôi, và luôn với những ai mở lòng. Nhờ hai chữ Hàn Quốc, tôi nhận về một con người hoàn toàn mới, thoải mái và tích cực hơn, không cổ hủ và ít gàn dở hơn.
Tôi phải nói lời tạm biệt để rời xa Hàn Quốc vào một ngày đầu tháng mười đẹp nhưng buồn nhất, bỏ lại bao lưu luyến, kỷ niệm ở từng góc phố, trên từng gương mặt thân quen. Nếu b♑ây giờ ai đó 🧸hỏi tôi, tôi đã yêu Hàn Quốc chưa? Tôi sẽ không biết trả lời ra sao, bởi tình yêu ấy còn lớn hơn sự yêu quý, mến mộ hằng ngày. Tôi gọi mảnh đất ấy, những con người ấy là quê hương, là người thân khi nhớ về một thời trẻ; là quê hương bởi đã mang đến một con người thứ hai hoàn toàn mới cho tôi; là người thân, bởi đã chứa chấp và bao dung tôi.
Cuộc thi 'Hàn Quốc hành trình kỷ niệm' do Báo điện tử VnExpress phối hợp với Tổng cục Du lịch Hàn Quốc tại Việt Nam tổ chức, bắt đầu từ ngày 1/7 đến 15/8. Độc giả gửi bài dự thi tại đây. |
Hạnh Nhân