Quả thực trong lòng tôi cảm thấy rất ngượng ngùng và có chút xấu hổ vì mìnhꦿ chính là người chen ngang, ảnh hưởng đến người khác.
Việc mong muốn có một bác sĩ giỏi, có nhiều kinh nghiệm khám và điều trị là mong muốn rất chính đáng của bệnh nhân. Tuy nhiên, ൩chúng ta phải biết rằng, để đưa ra chỉ định mổ bất cứ một bộ phận nào trên cơ thể thì phải được cả một ê kíp, tập thể quyết định, từ khâu hội chẩn nhiều lần, cân đong, đo đếm chính xác thể trạng trước khi gây mê, và chỉ giao cho người có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng để mổ chứ không phải bác sĩ nào cũng mổ được.
Hơn nữa, trong tình trạng cấp cứu thì cho dù có thân quen hay không được nhờ vả thì bác sĩ cũng phải có trách nhiệm và bổn phận cứu c♑hữa kịp thời, không ai có thể bỏ mặc bệnh nhân trong trường hợp cấp bách. Vì vậy việc nhờ vả là không cần thiết và còn gây thêm phiền hà, khó xử cho những người được nhờ.
Việc nhờ vả bác sĩ là tâm lý chung của rất🔯 nhiều ngư🐲ời mỗi khi có người nhà phải đi khám, chữa trị tại bệnh viện.
Liệu việc nhờ vả trước thì c👍hất lượng và thái độ phục vụ có được tốt hơn và nếu không nhờ vả thì việc thăm khám, chữa trị, chăm sóc bệnh nhân có bị thờ ơ, hời hợt hoặc bỏ mặc. Đây là những vấn đề thực tế đang diễn ra khiến những người trong cuộc phải bận tâm, đau đầu.
Tâm lý chung của người dân hễ có vấn đề về sức khỏe, từ những bệnh thông thường như đau đầu, ho, sốt, viêm, nhiễm đến những bệnh ngoại khoa cần phải mổ như ti꧑m mạch, gan, thận hoặc các tai nạn giao thông cần cấp cứu, xử lý gấp,.. đều phải🔯 nhờ vả đến bác sĩ để khám và chữa trị thì mới yên tâm.
Bởi khi nhờ được bác sĩ giỏi khám, chữa bệnh thì sẽ có hiệu quả nhanh hơn, nếu nhờ được giáo sư, phó giáo ౠsư, trưởng phó khoa trực tiếp khám, chữa bệnh thì người🐎 bệnh sẽ càng yên tâm tuyệt đối.
Bên cạnh đó, đa số chúng ta khi vào viện là ngại chờ đợi để làm thủ tục nên thường mong muốn đi tắt, nhờ người giúp sẽ được nhꦏ✨anh gọn hơn, rút ngắn thời gian chờ đợi làm các thủ tục cần thiết.
Chúng ta phải thấy rằng, hiện nay tất cả các bệnh viện từ công đến tư đều rất minh bạch quy trình khám chữa bệnh, từ khâu lấy số, chờ đợi, phân luồng, tạm ứng, đến khâu bác sĩ thăm khám đều tuân theo một trình tự rất khoa học, văn minh, lịch sự. Tiếp đó, để đưa ra được kết luận chính xác, bác sĩ thường chỉ định làm𝔉 một số xét nghiệm cơ bản như lấy máu, nước tiểu, siêu âm, điện tim, chụp X quang, đến những kỹ thuật cao như chụp city, cộng hưởng từ,... tất cả đều phải thực hiện phụ thuộc vào cơ sở vật chất và số lượng bệnh nhân cần phục vụ.
Theo tôi, v🍎iệc nhờ vả, gửi gắm bác sĩ đều xuất phát từ thực trạng chung từ trước đ🌺ến nay của xã hội, đó là văn hóa chạy chọt, gửi gắm đã tuyên truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác trong xã hội chúng ta.
Tình trạng này sẽ thành một thói quen và dần dần hình thành nên lối văn hóa không văn minh trong xã hội hiện đại, nó sẽ gây nên áp lực tâm lý rất nặng nề cho bệ🗹nh nhân, người nhà bệnh nhân và đội ngũ y, bác sĩ. Đó là, nếu không được nhờ vả, gửi gắm trước thì không có niềm tin trong việc chữa bệnh. Hay nói cách khác, khi được gửi gắm thì bệnh nhân sẽ có niềm tin hơn, chứ không tin vào tay nghề, trình độ và trách nhiệm của đội ngũ y bác sĩ.
Thực tế, hầu hết bác sĩ là những người có lương tâm, trách nhiệm, có trình độ chuyên môn cao, họ không phân biệt bệnh nhân, họ không có thái độ thờ ơ hay bỏ mặc bệnh nhân. Có chăng, khi được nhờ thì họ sẽ ân cần thăm hỏi, dặn dò kỹ càng hơn để tạo tâm lý được vui vẻ cho bệnh nhân nhanh khỏi bệnh. Tất nhiên, đâu đó vẫn có tình trạng "đồng tiền 𝄹đi trước là đồng tiền khôn", nhưng con số ấy là rất ít.
Chúng ta cùng chung tay hành động "cám ơn" bác sĩ sau khi được xuất viện, thể hiện tấm lòng tri ân của ngườ🥂i bệnh đối với đội ngũ y bác sĩ ngày đêm vất vả cứu chữa bệnh nhân, đừng biến "việc cảm ơn" trước để "có niềm tin", sẽ tạo thành một thói quen xấu cho cả bệnh nhân và y bác sĩ.
Phú Dũng
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.