Gia cố đìa tôm ở Quảng Xương (Thanh Hoá). |
3 nước khác cũng bị yêu cầu áp dụng tình trạng khẩn cấp là Trung Quốc, Thái Lan và Ấn Độ. Riêng Brazil và Ecuador không có tên trong đơn đề nghị của SSA.
Theo luật của Mỹ, các nguyên đơn trong một vụ điều tra chống bán phá giá có thể nộp đơn đề nghị DOC ra phán quyết “tình trạng khẩn cấp” trước 20 ngày khi các cơ quan chức năng dự định ra quyết định sơ bộ. Theo luật, để xác lập tình trạng khẩn cấp, khối lượng xuất khẩu vào Mỹ của sản phẩm đang bị điều ꦯtra tăng trên 15% trong giai đoạn 6 tháng sau khi đơn chống phá giá được nộp so với giai đoạn 6 tháng trước đó. |
Trong đơn, SSA cho rằng, xuất khẩu tôm vào Mỹ trong giai đoạn tháng 9/2003-2/2004 của Thái Lan đã tăng 62,2%, Ấn Độ tăng 48,4%, Trung Quốc tăng 113% và Việt Nam tăng 30,3% so với giai đoạn 6 tháng trước đó. Brazil và Ecuador tăng không quá 15%. SSA cũng chấp nhận trong đơn rằng, tình trạng khẩn cấp sẽ không áp dụng trừ khi mức thuế chống phá giá cao hơn 25%. Trong đơn kiện, SSA đã từng đề nghị mức thuế bán phá giá là từ 30% đến 267% đối với tôm nhập khẩu từ 6 nước bị đơn.
"Việc lựa khoảng thời gian là có chủ ý của SSA, bởi họ chọn đúng đoạn tăng trưởng cao nhất của mình. Công việc của bị đơn và đặc biệt là các luật sư lúc này là phải tìm đ♏ược lý lẽ bảo vệ cho mình, nhằm thuyết phục DOC cân nhắc quyết định có nên áp dụng tình trạng khẩn cấp ﷺhay không", ông Lực nói thêm.
Trên thực tế, theo ông Lực, khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 11 hằng năm được xem là cao điểm xuất khẩu của tôm Việt Nam, vì vậy hiển nhiên là doanh số cao hơn so với những tháng còn lại trong năm. "Và việc tăng trưởng doanh số năm nay so với năm trước là điều bình thường trong hoạt động thương mại", ông n🍒ói thêm.
Còn các tháng 12, 1 và 2, theo ông Lực, do rơi vào lễ Tết nên doanh nghiệp Việt Nam thường ít xuất hàng và nhà nhập khẩu Mỹ cũng chưa có nhu cầu. Tuy nhiên, theo phân tích của ông Lực, thời gian này của năm 2004 lại có một đặc thù đó là vụ kiện chống bán phá giá. SSA nộp đơn vào 31/12 và dự kiến DOC ra phánܫ quyết sơ bộ về mức thuế vào 8/6. Doanh nghiệp dự tính, với lịch trình như vậy thì thuế hồi tố (nếu có) sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 9/3 và quyết định tranh thủ xuất trước thời điểm này để tránh. Các nhà phân phối Mỹ cũng lo khi bị áp thuế chống bán phá giá, sẽ khan hiếm về nguồn cung nên tranh thủ nhập để dự trữ. Diễn biến này khiến lượng tôm nhập vào Mỹ nhiều hơn cùng kỳ năm trước. Cộng cả 2 giai đoạn trên, lượng tôm xuất vào Mỹ của Việt Nam tăng so với 6 tháng trước đó dù các doanh nghiệp đang khó khăn về nguyên liệu.
Theo ông Lực, cho dù DOC có chấp nhận đề nghị của SSA thì cũꦇng không có nghĩa lệnh áp thuế hồi tố đã chính thức có hiệu lực, bởi nó còn chờ phán quyết cuối cùng của Uỷ ban Hiệp thương Quốc tế Mỹ (USITC), dự kiến vào đầu năm tới. "Với vụ cá tra, basa, DOC tuyên bố áp dụng tình trạng khẩn cấp nhưng cuối cùng lệnh áp thuế hồi tố không có hiệu lực vì USITC không công nhận", ông nói thêm. Mặt khác, dù có bị 🍸áp dụng tình trạng khẩn cấp thì số tiền thuế mà doanh nghiệp Việt Nam phải nộp cũng không lớn bởi lượng xuất sau thời điểm 13/4 rất nhỏ.
Về việc DOC lùi thời hạn ra phán quyết sơ bộ, ông Lực cho rằng, đây nhìn chung là một yếu tố thuận lợi cho các bị đơn. "Song riêng với Việt Nam, tôm sẽ 🅰vào chính vụ từ cuối tháng 6. Nếu biết mức thuế sơ bộ từ 8/6, doanh nghiệp có thể định hướng thị trường để xuấtꦓ khẩu. Nay phán quyết công bố vào 6/7, chắc sẽ rất bị động", ông phân tích.
Song Linh