Những ngày gần đây, tình trạng thiếu thuốc điều trị cũng như vật tư y tế đang là chủ đề được đề cập rất nhiều trên khắp cꦗác phương tiện truyền thông. Nhiều người bệnh khốn đốn và khổ sở hơn bao giờ hết. Nhưng phải đến khi mẹ phải nhập viện, tôi mới thực sự thấu hiểu sự thiệt thòi mà người dân gặp phải trong tình hình bệnh vi🦄ện công thiếu vật tư như hiện nay.
Cách đây hai ngày, mẹ tôi đến một bệnh viện tuyến trung ương để khám bệnh. Sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ kết luận mẹ tôi bị bong võng mạc ,có vết rách ở mắt phải, phải phẫu thuật cấp cứu ngay. Tuy nhiên, bác sĩ tư vấn "do bệnh viện thiếu vật tư nên không thể phẫu thuật tại bệnh viện". Nếu mẹ tôi và người nhà đồng ý chuyển sang một bệnh viện tư làm thủ tục xét nghiệm và phẫu thuật bên đó thì bác sĩ sẽ sang tận nơi để phẫu thuật cho mẹ tôi, mọi chi phí ca p♈hẫu thuật sẽ thanh toán cho bệnh viện tư.
Vì lo lắng cho sức khỏe của mẹ, chúng tôi không thể chờ đến khi bệnh viện công❀ c🌱ó vật tư y tế, và quyết định phải đưa mẹ sang bệnh viện tư do bác sĩ chỉ định để làm các thủ tục cần thiết theo yêu cầu. Mẹ tôi phải chờ đợi đến 18h chiều mới được phẫu thuật vì bác sĩ ở bệnh viện công phải hoàn thành nhiệm vụ nơi công tác trước rồi mới sang bệnh viện tư để làm phẫu thuật cho mẹ tôi.
Khi nhập viện, bệnh viện tạm thu 15 triệu đồng. Khi xuất viện, tổng chi phí phải thanh toán là 12.302.264 đồng, tổ༺🍸ng chi phí đơn vị bảo hiểm y tế chi trả là 2.697.736 đồng.
Sau khi tận mắt chứng kiến mẹ mình nhập viện không được phẫu thuật ở bệnh viện công, phải chuyển sang bệnh viện tư và mấ🐻t rất nhiều tiền, tôi thấy rằng việc thiếu thuốc và vật tư y tế xảy ra ở các bệnh viện công đã ảnh hưởng đến việc điều trị, trong đó đặc biệt là đối với người đã về h💦ưu, người nghèo, thu nhập thấp. Rõ ràng, đến thời điểm này, đây không còn là câu chuyện đơn lẻ chỉ xảy ra ở một vài bệnh viện.
Nhiều người lao động có hoàn cản꧙h khó khăn hoặc cán bộ hưu༒ trí không có nhiều thu nhập, đến bệnh viện khám, chữa bệnh và muốn mua thuốc bảo hiểm y tế hay làm phẫu thuật của bệnh viện công cho đỡ tiền nhưng gặp phải tình trạng hết thuốc và vật tư y tế. Người dân đóng tiền BHXH để được hưởng BHYT khi đi khám, chữa bệnh. Những loại thuốc mà lẽ ra được BHYT thanh toán thì bây giờ người dân phải mua ngoài vì bệnh viện bảo hết thuốc. Vậy số tiền này ai thanh toán cho người dân?
Ngành Y tế đang rơi vào tình trạng khó khăn vì thiếu thuốc và trang thiết bị y tế. Tình trạng này, khiến "trăm dâu đổ vào đầu người bệnh". Họ đã khổ sở vì bệnh tật, nay lại thêm gánh nặng tự xoay xở với thuốc men và vật tư y tế. Người dân đang phải chịu 🦄thiệt thòi rất lớn vì tham gia BHYT nhưng lại phải bỏ tiền túi để mua các loại thuốc do bệnh viện thiếu. Nhiều bệnh nhân vì thiếu vật tư y tế chi trả theo BHYT ꧂đã không chờ đợi được mà phải chấp nhận mua ngoài, hoặc chuyển sang các bệnh viện tư nhân khác như chúng tôi với chi phí lớn hơn nhiều.
🦋Mặc dù, số tiền phẫu thuật cho mẹ tôi lần này không nhiều nhưng với những bệnh nhân nghèo không may mắc bệnh hiểm nghèo thì lại là cả vấn đề. Vừa lo chữa bệnh, vừa lo tiền để mua vật tư y tế. Việc để người dân đi mua thuốc, vật tư y tế ở ngoài vừa không bảo đảm, vừa khó quản lý về chất lượng bởi nhiều loại thuốc yêu cầu về bảo quản nghiêm ngặt.
>> Xếp hàng từ sáng sớm để lấy thuốc định kỳ BHYT
Khi thiếu thuốc, thiếu vật tư, không chỉ người bệnh bị ảnh hưởng quyền lợi mà nhân viên y tế cũng rất mệt mỏi, áp lực. Bác sĩ làm việc mà giống như kiểu đang "ăn đong" từng bữa. Bệnh viện đang thiếu bơm tiêm, kim tiêm, gang tay...những thứ mà người bệnh phải dùng hằng ngày. Nhiều bác sĩ tay nghề giỏi cũng đang bó tay, bất lực vì không kiếm đâu🅷 ra vật tư y tế thay cho bệnh nhân. Khi một bác sĩ điều trị cho bệnh nhân, chỉ tay nghề giỏi là chưa đủ, mà cần cả sự hỗ trợ của phương tiện kỹ thuật, quan trọng còn là thuốc tốt. Tuy nhiên, 🔜các bệnh viện công ở nước ta giờ đây không đủ những yếu tố vật lực đó để đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh.
Đội ngũ bác sĩ ở các bệnh viện công đa phần đều là các bác sĩ giỏi nhưng họ chỉ có thể khám bệnh nhưng không thể làm phẫu thuật, không thể phát huy hết tài n🐼ăng trong công tác chuyên môn tại bệnh viện của mình để chữa bệnh mà phải chờ làm xong việc ở bệnh viện công mới được sang bệnh viện tư làm phẫu thuật. Công việc lẽ ra chỉ cần làm ở một nơi nhưng vì bệnh viện thiế𝔉u vật tư y tế nên họ phải chạy sang bệnh viện tư.
Ngoài ra, khi nhân viên y tế đề nghị người nhà mua vật tư có trong danh mục được bảo hiểm chi trả, để kịp thời điều trị bệnh nhân, sẽ khiến họ hiểu nhầm và trách mắng y, bác sĩ tiêu cực. Từ đó tác động xấu đến tâm lý đội ngũ điều trị.
Mọi thiệt thòi đang đổ lên người bệnh: không được khám chữa bệnh kịp thời, phải mua thuốc men ở ngoài đắt đỏ, không bảo đảm chất lượng, phải sang bệnh viện tư phẫu thuật với chi phí cao hơn, phải chờ đợi bác sĩ ở bệnh viện công xếp lịch phẫu thuật chứ không được làm ngay. Thiếu vật tư y tế còn khiến người bệnh mất cơ hội hưởng dịch vụꦗ tiên tiến, ảnh hưởng lớn đến công tác điều trị người bệnh. Đặc biệt là trong lĩnh vực cấp cứu, phẫu thuật, thủ thuật.
Với cơ chế đấu thầu thuốc, vật tư y tế quá phức tạp và tâm lý sợ trách nhiệm cộng với nhiều vụ việc quan chức y tế, Giám đốc bệnh viện bị bắt thời gian qua đã gây chấn động mạnh đối với nhân sự ngành Y tế, khiến nhiều người không tránh được nỗi lo sợ làm sai, bị truy cứu trách nhiệm, nên buộc phải chọn giải pháp an toàn, dẫn đến tình trạng thiếu thốn thuốc và vật tư y tế tràn lan. Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cần phải khắc phục tình trạng này để giúp người dân có đủ đ🦹iều kiện thuốc men và chữa bệnh phù hợp.
Để khắc phục vấn đề này, tôi cho rằng cần có nhiều giải pháp đồng bộ có sự phối hợp🌜 của nhiều cơ qua🍸n ban ngành:
Thứ nhất, các bệnh viện tạm thời có thể áp dụng việc phối hợp, hỗ trợ qua lại lẫn nhau. Cụ thể, nếu bệnh viện này còn thuốc thì điều chuyển, cho bệnh viện đang cần nhưng hết thuốc mượn và ngược lại. Nếu thuốc nào được sử dụng 2-3 chủng loại thì hꩵết loại này sẽ dùng loại kia. Với những thu📖ốc hiếm, cần gấp cho bệnh nhân thì phải xin cơ chế mua ưu tiên. Nếu có trường hợp cấp cứu mà thiếu thuốc và vật tư, bệnh viện chấp nhận mua đột xuất.
Thứ hai, cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu, giảm thủ tục hành chính trong quy trình đấu thầu thuốc tập trung.
Thứ ba, phải quy định rõ thời gian giải quyết cho từng khâu, 🧜từ khi lập kế hoạch, nhu cầu sử dụng thuốc của các đơn vị, tổng hợp nhu cầu và trình các cơ quan chức năng xem xét, thẩm tra, thẩm định, ban hành kế hoạch đấu thầu, mời thầu, đến công bố kết quả đấu thầu.
Thứ tư, cần có quy định riêng cho ngành Y tế, vì đây là ngành kinh doan🥃h có điều kiện, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Điều này sẽ giúp ngành Y tế có cơ chế pháp lý minh bạch, có thể điều chỉnh các quan hệ nảy sinh liên quan đến vấn đề này. Đồng thời cũng tạo khung khổ pháp lý rõ ràng, minh bạch cho cꦇác đơn vị tham gia đấu thầu yên tâm thực hiện.
Thứ năm, Bộ Y tế cần sớm công bố kết quả đấu thầu thuốc hằng năm để các bệnh viện ký hợp đồng cung ứng thuốc với đơn vị trúng thầu, chủ động nguồn thuốc, tránh tình trạng chậm như vừa qua dẫn đến thiếu thuốc, ảnh hưởng chất lư💞ợng điều trị và quyền lợi của người bệnh.
Dịch bệnh đi qua để lại rất nhiều bài học và rõ ràng chúng ta lúng túng. Chính s🅰ách của chúng ta về y tế công vẫn chưa hoàn thiện. Vẫn biết việc giải quyết những khó khăn trong mua sắm, đấu thầu không phải chỉ bằng mệnh lệnh hành chính mà phải được tháo gỡ bằng các biện pháp linh hoạt, cụ thể, nhất là hoạt động đấu thầu. Và trong quá trình này tất nhiên, không chỉ là 🌜trách nhiệm của riêng Bộ Y tế mà cả các bộ, ngành liên quan đến đầu tư và đấu thầu công.
Thứ người dân trông chờ nhất lúc này không phải là các giải pháp trên giấy hay những lời hứa hẹn mà phải là những hành động thiết thực, sao cho không ai phải tự đi mua thuốc, vật tư y 😼tế dù đã tham gia bảo hiểm y tế🦩 trước đó.
Vũ Thị Minh Huyền
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.