Ông Minh, 48 tuổi, mất một tháng rưỡ🎶i điều trị nhiễm trùng uốn v𒈔án, chi phí hơn 100 triệu đồng.
"Tôi không biết bệnh uốn ván nguy hiểm v🌼ậy, ngày thường đi làm mọi người hay bị thương nhưng có ai tiêm ngừa gì đâu", người đàn ông nói, khi kết thúc điều trị.
Ông Minh giẫm trúng mảnh chén vỡ khi đang lội ru🐎ộng. Vết thương chảy máu một lúc rồi ngưng nên ông không nghĩ đến tiêm ngừa uốn ván, như bao lần bị thương khác. 10 ngày sau, ông cứng hàm, há miệng khó khăn, khó thở, gồng cứng người "như bị vọp bẻ" (chuột rút).
Ông nghĩ là mắc bệnh cơ xương khớp, đến bệnh viện địa phương khám, được chẩn đoán uốn ván và chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM. Ông phải thở máy, nằm trong khoa Hồi sức một tháng. Ông không có bảo hiểm y tế,ꦛ các nhà hảo tâm giúp đỡ gia đình chi trả.
"Nếu biết tốn nhiều tiền còn nằm viện lâu, lại ảnh hưởng sức khỏe, thì tôi đã chíꦿch ngừa từ đầu", ông Minh nói.
Không chủ quan như ông Minh, nhưng ông Hạnh, 56 tuổi, ở thị trấn Phú Túc, huyện Krông♍ Pa, Gia Lai, cũng mắc uốn ván. Ba tuần trước, ông bị cây tre đâm chảy máu trong lúc làm giàn trồng mướp. Vết thương hơi sưng. Sau khi sát trùng với cồn iố𒅌t, ông vào bệnh viện huyện khám trong đêm vì lo ngại uốn ván.
Bác 🤪sĩ chẩn đoán phần cơ gân sưng to, ông cần hạn chế vận động, sát trùng, băng bó vết thương, không chụp phim. "Bác sĩ tư vấn không cần tiêm ngừa uốn ván, chỉ cần uống kháng sinh, thuốc chống viêm", người nhà ông Hạnh kể. Hai ngày sau, tay vẫn sưng to, ông quay trở lại bệnh viện chụp phim, bác sĩ tư vấn "vết thương không vấn đề", do chạm vào gân nên sưng.
Tám ngày từ khi bị thương, ông cứng hàm,𓂃 nuốt khó, tay ngày càng sưng to, rỉ dịch. Hôm sau, ông cứng vai, cứng xương sống, khó thở, thỉnh thoảng lên cơn co thắt, khó vận động nên đến một bệnh viện quân y tại TP Pleiku, cách nhà khoảng 150 km, khám.
Bác sĩ chụp phim, chẩn đoán đau khớp vai hai bên, cơn đau thắt🐈 ngực, cho thuốc uống. Về nhà, tình trạng diễn biến nặng hơn, tay co cứng, vai và lưng co cứng, không thể ngồi và đi đứng bình thườ🐬ng, nuốt khó, khó thở nhiều, đổ mồ hôi, sốt nhẹ nên ông tự đến TP HCM đêm 1/3.
Bác sĩ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM chẩn đoán ông Hạnh mắc uốn ván, có cơn co thắt, phải mở khí quản, hỗ trợ hô hấp bằng máy thở ngay khi nhập viện. Ông được sử dụng thuốc an thần, giãn cơ, chăm sóc tích cực, kiểm soꦰát cơn g﷽ồng và biến chứng.
"Dự kiến bệnh nhân điều tr🧔ị khoảng 1-2 tháng, như nhữn🐓g trường hợp khác", bác sĩ điều trị nói.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Trưởওng Khoa Hồi sức Cấp cứu Chống độc người lớn, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, cho biết tất cả bệnh nhân uốn ván đều phải nhập viện, nằm ở những khoa săn sóc đặc biệt. 💯Việc điều trị thường kéo dài, tốn vài trăm triệu đồng vì đa số phải thở máy, dùng nhiều phương tiện, thuốc men đắt tiền.
Theo bác sĩ Hảo, vi khuẩn uốn ván có tên khoa học là Clostridium tetani, nằm trong đất, cát bẩn, xâm 💙nhập vào cơ thể qua các vết thương trầy xước. Bệnh nhân thường là người lao động chân tay, người bị dằm, gai đâm, người tai nạn giao thông có vết thương dính bùn đất mang vi khuẩn, trẻ sơ sinh có mẹ không chích ngừa uốn ván khi mang thai, sinh nở tại nhà dùng dụng cụ cắt rốn không vô trùng...
Triệu chứng của bệnh ban đầu thường là mỏi hàm, cứng hàm, nuốt khó, sau đó co cứng cơ toàn thân, lan xuống tay, bụng, ngực, cổ, giống như chuột rút toàn thân, khó thở... N🦂ặng hơn có thể co giật toàn thân🍬, co thắt người.
Bệnh dễ gây nhầm lẫn, một số bệnh nhân có thể ꦗnhập viện trễ do tìm đến khám một vài chuyên khoa như Tiêu hóa (do nuốt khó), Răng Hàm Mặt (do mở hàm khó khăn), Cơ Xương Khớp (vì đau nhức co cứng khắp người), Nội Thần kinh (vì nghĩ độtܫ quỵ)...
"Bệnh uốn ván cực kỳ nguy hiểm", bác sĩ Hảo nhấn mạnh. Nếu chẩn đoán không đúng, xử trí không kịp thời, bệnh nhân có thể tử vong rất nhanh. Những biến chứng dễ gặp trong giai đoạn sớm như suy hô hấp, co thắt hầu họng, co cứng cơ, co thắt thanh quản, co giật, có thể gây nên nghẹt thở, ngưng thở, hoặc ảnh hưởng lên biến chứng về tim mạch. Nhiều nước 🙈trên thế giới ghi nhận tỷ lệ tử vong 30-50%.
Bệnh uốn ván cũng có thể gây biến chứng "rối loạn thần kinh thực vật", mạch huyết áp dao động bất thường, liên tục, có khi sốt cao, sốt 🎃ác tính, dẫn đến tử꧋ vong.
Như nhiều nước đang phát triển khác, số ca uốn ván của Việt Nam còn cao. Mỗi năm bệnh viện tiếp nhận khoảng 200 ca uốn ván từ các tỉnh thành. Trong 5-10 năm trở lại đây, tỷ lệ tử vong giảm còn dưới 5%, lúc trước khoảng 10-20%. Bệnh nhân tử vong thường do bệnh quá nặng, ngườiꦅ già nhiều bệnh nền như tiểu đường, huyết áp, tim mạch...
Theo bác sĩ Hảo, tỷ lệ tử vong giảm nhiều do bệnh viện là trung tâm đầu ngành về bệnh truyền nhiễm của phía Nam, các y bác sĩ nhiều🦂 kinh nghiệm điều trị uốn ván. Bệnh viện ngày cà▨ng trang bị nhiều máy móc cần thiết cho việc cứu sống bệnh nhân.
"Trước đây không có nhiều máy thở, bệnh nhân không được𝄹 hỗ trợ hô hấp, chuyển biến nặng rất nhanh", bác sĩ Hảo phân tích. Để tránh co thắt hầu họng gây tử vong, bện🐠h nhân uốn ván thường được can thiệp hô hấp như mở khí quản, đặt máy thở. Bệnh nhân dùng máy thở lâu dễ bị biến chứng liên quan hô hấp như viêm phổi, nhiễm trùng, nên phải phòng ngừa, sử dụng kháng sinh điều trị, tăng thời gian nằm viện.
Bệnh xảy ra do người bệnh không được chủng ngừa, miễn dịch với bệnh suy giảm, đặc ✨biệt là người già. Trẻ em được chủng ngừa chương trình tiêm chủng mở rộng, khi trưởng thành lượng kháng thể giảm mà không tiêm nhắc lại. "Bệnh uốn ván có thể phòng ngừa dễ dàng 🌄bằng cách tiêm vaccine", bác sĩ Hảo nhấn mạnh.
Bác sĩ Nguyễn Thành Nguyên, Phó Khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc người lớn, cho biết có thể ngừa uốn ván bằng cách tiêm hai mũi cách nhau một tháng, sau đó khoảng 6-12 thﷺáng sau chích thêm một mũi. Nhắc lại mỗi 5-10 năm sau đó giúp tạo đủ kháng thể để phòng bệnh. Phụ nữ có thai cần được tiêm phòng uốn ván chủ động để phòng ngừa uốn ván sơ sinh cho con. Giá mỗi mũi vaccine ngừa uốn ván khoảng 50.000 đồng.
"Xét về kinh tế thì chích ngừa rất rẻ so với việc mắc bệnh và điều trị", bác sĩ Nguyên nói. "Nhưng nhiều người dân rất chủ quan, khi bị vết thương nhỏ, dằm, gai đâm đềﷺu ở nhà tự chăm sóc hoặc tự mua thuốc uống, không đi chích ngừa".
Bác sĩ khuyến cáo khi bị vết thương xuyên thấu, chảy máu, "rửa nước thấy đau rát" thì nên đi chích ngừa nếu trước đó chưa được chủng ngừa đầy đủ. Khi 𝐆có vết thương cần đến các cơ sở y tế để đ🐈ược xử trí đúng cách, được tiêm huyết thanh giải độc tố uốn ván để phòng bệnh. "Khi da tổn thương thì vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập và gây bệnh, chứ không phải vết thương đứt sâu mới dễ mắc bệnh", bác sĩ Nguyên nói.
Khi vừa bị vết thương, việc tiêm ngừa vẫn hiệu quả vì từ lúc vi khuẩn uốn ván xâm nhập đến lúc phát hiện bệnh khoảng 7-14 ngày. "Không phải mới bị vết thương là m𓆏ắc uốn ván liền mà còn giai đoạn ủ bệnh nên tiêm ngừa vẫn phòng được bệnh", bác sĩ Hảo phân tích.
Theo dõi bệnh nhân sau khi xuấ🧔t viện, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM ghi nhận đa số bệnh nhân uốn ván trẻ tuổi có thể q💫uay trở lại bình thường sau rời viện một tháng, người trên 60 tuổi trung bình khoảng 6 tháng, những người trên 70 tuổi nhiều bệnh nền cần thời gian hồi phục khoảng một năm.