Yêu cầu được Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra tạꦦi buổi làm việc với Thành ủy TP HCM về kết quả thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đản🧔g và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ 11, chiều 17/8.
Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô ♈Lâm, trong gần 40 năm qua, kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, TP HCM luôn là địa phương đóng góp lớn cho cả nước trên cả phương diện GDP, thu ngân sách, năng suất lao động, cơ chế, chính sách mới, mô hình kinh doanh mới; nhiều ý tưởng sáng tạo, đột phá, công nghệ mới, cách làm mới thường được triển khai rồi lan nhân rộng cả nước.
"Trong khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn duy trì mức khá, cho thấy những nỗ lực bền bỉ của Đảng bộ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp thành phố", Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nói. Tuy nhiên, theo ông thành phố vẫn còn những tồn tại, hạn chế chưa tương xứng v♓ới vị trí, vai trò và tiềm năng, lợi th𝄹ế.
Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng TP HCM đang có xu hướng phát triển chậm lại so với một số đô thị lớn trong khu vực Đông Nam Á và châu Á về năng suất lao động, năng lực cạnh tranh và🥃 chất lượng sinh sống. Thànhℱ phố cũng gặp khó khăn, bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý đô thị, nhiều dự án hạ tầng, dự án đầu tư lớn bị chậm tiến độ so với kế hoạch.
Mặt khác, kết cấu hạ t👍ầng của 𒀰thành phố còn yếu kém, ngày càng quá tải; phát triển văn hóa chưa tương xứng với vai trò, vị trí; an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây bất ổn. Đáng chú ý, tinh thần tiên phong và vị thế dẫn đầu của thành phố đang suy giảm; không còn giữ vai trò dẫn đầu trong một số chỉ tiêu quan trọng.
Người đứng đầu Đảng, Nhà nước đề nghị thành phố cần khai thác tốt nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh. Bên cạnh đó, TP HCM cần cải thi🔯ện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngo🍷ài nước, chú trọng các dự án sử dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và bảo vệ môi trường. Trong thời gian tới, thành phố phải tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị...
Đối với các đề xuất, kiến nghị của t𓄧hành phố, ⛦Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đề nghị Chính phủ, Quốc hội, các ban, bộ, ngành liên quan sớm nghiên cứu, xem xét và làm việc trực tiếp với thành phố để giải quyết. "Tinh thần là tạo điều kiện tốt nhất có thể để TP HCM phát triển mạnh mẽ hơn nữa, bền vững hơn nữa", ông nói.
Trước đó, theo báo cáo của TP HCM, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ 11 đề ra 22 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhưng qua rà soát dự ki🦩ến có 17 chỉ tiêu sẽ hoàn thành, 5 chỉ tiêu khó hoàn thành.
Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nói tăng trưởng kinh tế của địa phương giảm dần trong những năm qua𓆏 và đóng góp của thành phố về GDP, thu ngân sách cũng giảm dần trong 5 năm qua. Nguyên nhân là các động lực tăng trưởng đang có vấn đề và có những điểm nghẽn về thể chế, h꧙ạ tầng giao thông kết nối. Nhiều tồn đọng chưa được giải quyết như dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng, các vấn đề liên quan đến SCB, Vạn Thịnh Phát, Thủ Thiêm...
Theo ông Mãi, những vấn đề tồn đọng này nếu được tháo gỡ sẽ giải phóng nguồn lực rất lớn cho sự phát triển của địa phương. "TP HCM hoàn toàn có cơ sở để tăng trưởng hai con số từ năm 2030 trở về sau và t🥂iếp tục giữ cương vị đầu tàu, trung tâm kinh tế, cực tăng trưởng của cả nước", ông Mãi nói.
Tại buổi làm việc, TP HCM đưa ra một số kiến𓄧 nghị như: Trung ương xem xét, cho phép xây dựng Luật Quản lý và Phát triển đô thị đặc biệt; các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ đầu tư và xây dựng kết cấu hạ tầng cấp quốc gia và cấp vùng trên địa bàn; có chính sách thu hút nguồn nhân lực từ mọi nơi bằng xây dựng các cụm ngành kinh tế về dịch vụ, thương mại, đổi mới sáng tạo của các vùng...
Lê Tuyết