Phát biểu tại phiên họp tổ ở Quốc hội sáng 9/11 về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư khẳng định giáo dục giữ vị trí chiến lược trongꦍ công tác cán bộ, thầy cô giáo chính là nhân tố cốt lõi củ꧅a quá trình giáo dục. Muốn giáo dục phát triển bền vững, trước hết phải quan tâm đến việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo vì vậy không chỉ là yêu cầu cấp thiết mà còn là đột phá quan trọng trong chính sách giওáo dục của đất nước. Điều này sẽ tạo động lực để thu hút và giữ chân những người tài năng vào nghề giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
♌Theo Tổng Bí thư, Luật nhà giáo phải xác định rõ vai trò trung tâm của giáo viên trong quá trình giáo dục. Phổ cập giáo dục đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc đảm bảo đủ giáo viên cho tất cả học sinh, vì thiếu giáo viên không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục mà còn làm hạn chế quyền được họ📖c của trẻ em.
"Có trò thì phải có thầy, thiếu thầy thì các cháu đi học thế nào? Cái gì còn thiếu thì phải có chính sách giải quyết", Tổng Bí t🐓hư nói.
Ông nhấn mạnh chính sách phổ cập giáo dục của Nhà nước hướng tới mục tiêu đảm bảo mọi trẻ em đều được đến trường và có cơ hội học tập. Quá trình này thực hiện từng bước, bắt đầu từ tiểu họ🐟c, sau đó mở rộng lê🏅n các cấp học cao hơn. Nhà nước không chỉ tạo điều kiện để trẻ em được đi học mà còn hướng tới hỗ trợ về tài chính, như miễn giảm học phí và cung cấp suất ăn miễn phí.
Vớ🐽i số liệu dân cư chính xác, cơ quan chức năng có thể bꦗiết rõ nhu cầu về giáo viên trong những năm tới. Vì vậy, việc quy hoạch và tuyển dụng giáo viên cần được ưu tiên hàng đầu để đáp ứng nhu cầu thực tế. Ngoài ra, việc xây dựng và duy trì cơ sở vật chất trường học cũng là một vấn đề quan trọng phải giải quyết vì không thể có giáo dục chất lượng nếu thiếu trường lớp.
"Có trò, có thầy thì phải có trường lớp, k🅷hông thể quy hoạch, quản lý mà lại không có trường. Không để tình trạng học sinh không có trường lớp xảy ra", Tổng Bí thư chỉ đạo.
Giáo viên phải là nhà khoa học, giỏi tiếng Anh
Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, việc nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên là yêu cầu cấp thiết. Dự luật cần xác định "người thầy là nhà khoa học" - giá♋o viên không chỉ là người truyền đạt kiến thức mà còn phải là những nhà nghiên cứu.
"Việc học tập, nghiên cứu không thể đứng lại bởi khoa học và tri thức không dừng lại. Nhà giáo phải mang được những tâm tﷺhế đó, phải có chuyên môn rất sâu về lĩnh vực của mình", ông nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, việc nâng cao năng lực ngoại ngữ♐, đặc biệt là tiếng Anh cho giáo viên là vô cùng cấp thiết. Chủ trương của Đảng, Nhà nước là nâng cao năng lực ngoại ngữ của học sinh, sinh viên, từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học. Vì vậy, dự luật cần quy định về trình độ ngoại ngữ tối thiểu mà giáo viên phải đạt được để đảm bảo chất lượng giảng d🉐ạy.
"Thầy không có tiếng Anh thì dạy trò thế nào? Thầy Toán cũng phải có tiếng Anh để dạy toán bằng tiếng Anh, thầy Văn🀅 cũng phải có tiếng Anh để tiếp cận, hội nhập", Tổng Bí thư nêu quan điểm.
Người đứng đầu Đảng cũng yêu cầu nghiên cứu giải pháp để thực hiện hiệu quả chính sách học tập suốt đời. Một trong các đề xuất của ông là có cơ chế linh hoạt trong quản lý đội ngũ giáo viên. Việc quy định cứng nhắc về tuổi nghỉ hưu có thể làm hạn chế khả năng đóng góp của giáo viên giàu kinh nghiệm, nên cần tạo điều kiện cho thầy cô cao tuổi tiếp tục hoạt động giảng dạy, nghiên cứu hoặc tham gia tư vấn, hướng dẫn. Cùng với đó, các chu🔜yên gia, nhà khoa học phải được khuyến khích tham gia giảng dạy, đặc biệt làﷺ trong lĩnh vực chuyên môn cao.
Tổng Bí thư cho rằng xã hội hóa giáo dục cũng đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chính sách học tập suốt đời. Do đó dự luật cần có chính sách tạo thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động giảng dạy, đặc biệt là ở những môi trường đặc thù như nhà giam, vùng sâu. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu h🐈ọc tập của mọi người mà còn góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
"Có những cô giáo dành cả tuổi thanh xuân dạy học ở vùng cao không thể xây dựng gia đình. Nhà công vụ, nơi ăn൲ ở sinh hoạt cũng không có", Tổng Bí thư nói, đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chính sách thật đặc thù để khuyến khích, động viên thầy cô, người giỏi đến vùng cao công tác.
Theo ông, Luật Nhà giáo phải tạo bước ngoặt, nâng cao vị thế và vai trò của người thầy trong xã hội. Để luật thực sự phát huy hiệu quả, các quy định phải hướng tới việc tạo ra môi trường làm việc thuậꦇn lợi, tôn trọng và khuyến khích sự sáng tạo của giáo viên; đáp ứng nhu cầu thực tế của đội ngũ, đặc biệt là giáo viên ở các vùng khó khăn.