"Bộ máy cồng kềnh khó khăn lắm, kìm hãm sự phát triển", ông 𝔍nói tại phiên thảo luận tổ ở Quốc hội, góp ý xây dựng dự thảo Nghị quyết thí điểm chính quyền đô thị tại TP Hải Phòng, ngày 31/10.
Người đứng đầu Đảng khẳng định việc xây dựng thể chế, cơ cấu lại bộ máy quản lý Nhà nước hiệu lực, hiệu quả là vấn đജề rất lớn. Chính quyền đô thị Hải Phòng và các địa phương nói chung phải tinh gọn, hiệu quả. "Không xây dựng bộ máy hình thức mà cần đi vào thực chất. Như HĐND phải có ♔người tài và không kiêm nhiệm", ông nói.
Tổng Bí thư cho biết từ Đại༒ hội 12, Nghị quyết của Trung ương đã đánh giá bộ máy Nhà nước cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả, cầ🍌n sắp xếp tinh gọn. Tuy nhiên, việc sắp xếp hiện nay mới làm từ dưới lên, sáp nhập huyện xã chứ chưa làm tới tỉnh; sắp xếp ở một số vụ, cục, tổng cục của bộ ngành chứ chưa làm ở trung ương.
"Trung ương mà gọn được thì tỉnh sẽ gọn. Không có bộ nữa thì làm sao tỉnh có sở? Không có sở nữa thì làm sao huyện có phòng? Đây là vấn đề rất lớn🐬, sắp tới phải bàn", ông nói.
Theo Tổng Bí thư, hiện ngân sách chi gần 70% để trả lương, chi thường xuyên, phục vụ các hoạt động. Nếu điều hành ngân sách như vậy thì sẽ không còn tiền chi cho đầu tư p𓄧hát triển. Tới đây Trung ương, cá🉐c ban của Đảng, Quốc hội, Chính phủ "phải gương mẫu vì không tinh gọn bộ máy không thể phát triển".
"Đất nước muốn phát triển, muốn dự án này, dự án kia thì tiền ở đâu? Chỉ còn 30% ngân sách thì tiền đâu để phục vụ quốc phòng, an ninh, xóa đói giảm nghèo, an sinh xã hội", ông nói, cho b꧅iết các nước khác chi thường xuyên khoảng 40%, trên 50% ngân sách phục vụ cho phát triển, quốc phòng, an ninh, giáo dục, y tế, an sinh xã hội.
Tổng Bí thư nói "so sánh thôi cũng vô cùng sốt ruột". Ông lý giải "vì sao không thể tăng lương? Vì tăng lương trong khi b𒁃ộ máy khổng lồ thì sẽ tốn 80-90% ngân sách. Khi đó sẽ không còn tiền để chi cho các hoạt động khác".
Ông cho rằng cần nhìn rất thực chất, tiếp tục tinh gọn bộ máy, giảm biên chế, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực đầu tư phát triển. Hiện nay nhiều bộ ngành quản lý không rõ chức năng, nhiệm vụ, không phân cấp cho địa phương dẫn đến cơ chế xin - cho. "Đáng lẽ địa phương làm nhưng cứ giữ lấy, rồi hỏi mãi không trả lời, mất thời gian". Một ông chuyên viên có ý kiến khác là toàn bộ hệ thống lꦍại phải dừng lại để đánh giá, hết tháng này đến tháng kia không giải quyết được.
Vấn đề 💯cát, đá, sỏi là một ví dụ điển hình cho sự chồng chéo trong quản lý. Các bộ, ngành liên quan đều đưa ra quan điểm khác nhau. Bộ Giao thông Vận tải nói khơi thông luồng lạch là vấn đề giao thông, Bộ Tài nguyên và Môi trường xem là tài nguyên, còn Bộ Xây dựng lại tập trung vào khía cạnh vật liệu xây dựng.
൩"Một vấn đề thôi bao nhiêu cuộc họp nhưng hỏi ai chịu trách nhiệm chính thì không có. Bộ máy cứ như thế thì làm sao chịu được, không thể chịu được những cái cồng kềnh. Doanh nghiệp cũng khổ sở, muốn làm gì vღề cát đá sỏi hỏi đủ thứ ý kiến mà lại vẫn tiêu cực", ông trăn trở.
Vấn đề thứ hai Tổng Bí thư lo lắng là năng suất lao động. Ông nói thực tế kinh tế phát triển nhưng năng suất lao động đang giảm, thấp hơn nhiều nước trong khu vực. Muốn năng suất cao thì người lao động phải có tay nghề, có hàm lượng khoa học công nghệ, cách thức quản lý tốt. 40 năm 🧜qua, Việt Nam phát triển "với thành tựu vĩ đại nhưng so với mức phát triển các nước xung qu🅘anh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ thì đang thua rất xa".
"Kỷ nguyên mới là thế nào? Kỷ nguyên mới phải bứt tốc năng lực với mục tiêu đến 2045 là nước phát triển, thu nhập cao꧋", Tổng Bí thư nói, nhấn mạnh cần những giải pháp đột phá vì chỉ còn 20 năm nữa để đạt được mục tiêu tăng gấp 3 lần quy mô nền kinh tế và thu nhập bình quân đầu người.