"Cựu tổng thống Afghanistan đã rời khỏi Afghanistan. Ông ấy đã bỏ lại đất nước trong tình trạng này và thần thánh sẽ bắt ông ấy phải chịu trách nhiệm", Abdullah Abdullah, chủ tịch Hội đồng cấp cao về🌄 Hòa giải quốc gia, đăng trên Facebook hôm 15/8, sau khi Tổng thống Ghani cùng một số thành viên nội các rời khỏi đất nước.
Taliban kiểm soát thủ đô Kabul sau khi chiếm các thành phố lớn chỉ trong vòng một tuần nhờ chiến dịch qꦗuân sự chớp nhoáng. Sự ra đi của Tổng thống khiến nhiều ngư🤡ời dân Afghanistan tức giận và rối trí.
Chính trị gia giấu tên 🥂từ một tỉnh phía đông mô tả sự ra đi của Ghani là "nỗi ô nhục". Ông cáo buộc Ghani "lừa ൲dối người dân suốt thời gian qua".
Chính trị gia này chỉ ra tuyên bố được gh♐i âm trước của Ghani hôm 14/7 là ví dụ về nói dối người dân Afghanistan. Trong bài phát biểu đó, Ghani, người có vẻ đang đọc từ máy nhắc chữ, cam kết "tập trung ngăn chặn bất ổn, bạo lực lan rộng, cũng như việc người dân phải di tản". Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau bài phát biểu, hai thành phố lớn nhất của Afghanistan là Jalalabad và Mazar-i-Sharif lần lượt rơi vào tay Taliban.
Theo chính trị gia này, việc Tổng thống Ghani nói dối hoặc che giấu thông tin đã trở nên phổ biến hơn trong hai tháng qua, khi các huyện, rồi đến ওcác tỉnh bắt đầu rơi vào tay Taliban.
Vài giờ trước khi Ghani rời đi, Atta Mohammad Noor, cựu chỉ huy tỉnh Balkh ở phía bắc, cáo buộc chí൩nh phủ có "âm mưu hèn nhát và có tổ chức". Noor, người từ lâu chỉ trích Ghani, đang đề cập🏅 giả thuyết ngày càng được tin tưởng rằng các huyện và tỉnh thất thủ những tuần gần đây là một phần kế hoạch chính phủ có thể đã thực hiện nhưng không cho người dân biết.
Tháng trư♋ớc, Ismail Khan, một cựu chỉ huy ở tỉnh Herat, miền tây nước nàyಞ, nói điều tương tự, cho rằng có một "âm mưu" đằng sau sự thất thủ của nhiều khu vực.
Một cựu thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết sự ra đi của Tổng thống là "dễ hiểu" do Ghani đã 🍒thất bại, nhưng ông vẫn thất vọng vì mọi việc diễn ra quá nhanh. Ghani chọn không xuất hiện trước công chúng ♏từ sau bài phát biểu được ghi sẵn cũng là "không yêu nước và đáng buồn".
"Ông ta gây hỗn loạn trong khu vực, chia rẽ người dân, tạo thù địch giữa cáไc nhóm sắc tộc và phá vỡ nền dân chủ", cựu quan chức này cho hay.
Cả hai lần Ghani thắng cử năm 💞2014 và 2019 đều sa vào tranh cãi và bị cáo buộc gian lận, dàn xếp. Mộꦦt nhà hoạt động nữ quyền nói rằng Ghani và sự ra đi của ông không nên là tâm điểm trong tương lai. "Ghani đã ra đi, nhưng vẫn còn 38 triệu người Afghanistan", nhà hoạt động nói.
Theo bà, những việc Ghani có thể làm hoặc không làm bây giờ đều không còn quan trọng, 💖trách nhiệm bây giờ của Taliban là phải cho thấy họ đã thay đổi như thế nào so với 6 năm cầm quyền hà khắc trước đây.
"Người dân của đất nước này xứng đáng được hưởng cuộc sống tươm tất. Taliban phải chứng minh bằng cách cho thấy họ sẽ mang đến cho chúng tôi một cái gì đ✤ó khác với quá khứ", bà cho hay.
Trong thời gian cầm quyền từ 1996 đến 2001, Taliban áp đặt những hạn chế hà khắc, bao gồm phụ nữ (ngoại trừ bác sĩ) không được phép làm việc hoặc học tập. Nam giới cũng bị giám sát nghiêm ngặt về trang phục, cầu nguyện𒈔 cũng như đời sống cá nhân.
"Lịch sử sẽ không nhớ đến Ghani một cách tử tế", một cựu đại sứ nói, dường như lặp lại những lời của Abdullah về tình hình bất ổn hiện tại của đất nước và trách nhiệm của Gha🦩ni. "Là tổng thống, ông ấy lẽ ra có thể quản lý quá trình chuyểဣn đổi chính trị có trật tự và hòa bình trước khi rời khỏi đất nước. Ông ấy đã không làm".
Một trong những chỉ trích gay gắt nhất đối với sự ra đi của Ghani đến từ cựu giám đốc tình báo Rahmatullah Nabil. "7 năm qua đã chứng minh cho mọi người thấy rằng ông ta luôn làm ngược lại bất cứ điều gì ông ta nói với người dân", Nabil, đối thủ tra𒊎nh cử của Ghani và Abdullah trong cuộc bầu cử năm 2019, đăng Twitter.
Huyền Lê (Theo Al Jazeera)