Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi S♚adikin ngày 15/8 cho biết Tổng thống Joko Widodo đang ho nặng, đồng thời tuyên bố sẽ tăng cường rà soát các khu vực ở thủ đô Jakarta để kiểm tra số lượng ca bệnh phổi và đường hô hấp có tă🔜ng mạnh gần đây hay không.
"Chúng tôi đang theo dõi tình hình", ông nói. "Tất cả báo cáo về tác động của ô nhiễm không khí đối với sức khỏe cộng đồng sẽ được phối hợp cùng các cơ quan🔯 liên bộ để đánh giá".
Động thái được giới chức Indonesia đưa ra một ngày sau khi Bộ tr🌌ưởng Du lịch Kinh tế Sáng tạo Sandiaga Uno xác n🅷hận Tổng thống Widodo đã ho dai dẳng suốt gần 4 tuần chưa khỏi.
"Tổng thống chưa bao giờ gặp tình trạng này và đã yêu cầu các cơ quan trong chính phủ có những bước đi cụ thể để giải quyết tìn♚h trạng ô n♐hiễm không khí trong vòng một tuần", ông Uno nói sau cuộc họp bộ trưởng tại Jakarta ngày 14/8.
Uno cho hay y bác sĩ đang chẩn đoán nguyên nhân khiến ông Widodo ho nặng, nói thêm rằng tình trạng này có thể⛎ liên quan tới chất lượng không khí đang xấu đi ở J🌱akarta.
Theo các chuyên gia, ô nhiễm khôn♓g khí ở Đại Jakarta, khu vực bao quanh th💞ủ đô Indonesia, đã xảy ra từ lâu do nguồn phát thải từ các nhà máy sản xuất, nhà máy nhiệt điện và phương tiện giao thông. Năm 2019, một nhóm 32 người dân đã khởi kiện ông Widodo và một số bộ trưởng, cáo buộc ông đã không hành động để kiểm soát ô nhiễm không khí và bảo vệ quyền được hít thở không khí sạch của họ.
Tòa án quận trung tâm J🤪akarta năm 2021 ra phán quyết có lợi cho họ, cho rằng chính phủ đã không thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường và kêu gọi giới chức thiết lập tiêu chuẩn chất lượng không khí quốc gia.
Tuy nhiên, chất lượng không khí ở Jakarta gần đ⛄ây suy giảm nghiêm trọng, theo dữ liệu của IQAir, công ty công nghệ về không khí sạch ở Thụy Sĩ.
Ngày 9/8, Jakarta đứng đầu danh sách những thành phố ô nhiễm nhất thế giới sau khi ghi nhận gần như ngày nào cũng không k꧒hí cũng ô nhiễm ở mức "không tốt cho sức khỏe". Theo IQAir,𓆉 Jakarta liên tục nằm trong danh sách 10 thành phố ô nhiễm nhất toàn cầu kể từ tháng 5.
Ông Widodo ngày 14/8 chủ trì cuộc họp nội các thảo luận tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng và kêu gọi chính phủ can thiệp khẩn cấp. Ông nhận định ô nhiễm do "giao thông đường bộ quá tải, mùa khô kéo dài và các nhà🍷 máy phát điện, chủ yếu là điện than", đồng thời đề xuất các biện pháp ứng phó như kiểm tra khí thải ôtô, khuyến khích người dân làm việc tại nhà.
Bộ trưởng Uno cho hay chính phủ đang 🅘cân nhắc các bước cụ thể để cải thiện không khí Jakarta trong dài hạn. "Hãy nhìn vào thành công của Bắc Kinh, tôi tin tưởng với sự hợp tác giữa chính quyền và doanh nghiệp, chúng ta có thể cải thiện chất lượng không khí ở Jakarta", ông nói.
Các chuyên gia hoan nghênh lập trường của chính phủ In🅺donesia. Bridget Welsh, nhà phân tích chính trị Đại học Nottingham, Anh, cho rằng việc Indonesia di dời thủ đô tới Nusantara, tỉnh Tây Kalimantan trên đảo Borneo sẽ mất nhiều năm nữa và không thể giải quyết hoàn toàn vấn đề ô nhiễm.
"Chuyển đến thủ đô m🍰ới chỉ giải quyết vấn đề trong ngắn hạn", Welsh nói. "Cái giá phải trả về sức khỏe cho ô nhiễm không khí ở Inꦆdonesia là vô cùng nghiêm trọng và không thể xem thường".
Hồng Hạnh (Theo CNN)