Tổng thống Putin, 71 tuổi, người giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi tháng 3 với 87,28% phiếu bầu, sẽ bắt đầu nhiệm kỳ mới 6 năm sau lễ nhậm chức. Một quan chức cấp cao Điện Kremlin ch🌟o biết người đứng đầu tất cả cơ quan ngoại giao nước ngoài ở Moskva đều được mời dự lễ nhậm chức bắt đầu lúꩲc 12h (16h giờ Hà Nội).
Mỹ, 20 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU), Anh, Canada thông báo sẽ không cử đại diện tới dự. 7 quốc gia EU, trong đó có Pháp, Hungary và Slovakia, dự kiến c꧂ử đại diện tham dự buổi lễ.
Bộ Ngoꦯại giao Ukraine bày tỏ nghi ngờ về bầu cử Nga và kêu gọi các nước không cử đại diện đến sự kiện.
Sau lễ nhậm chức của ông Putin, chính phủ hiện tại của Nga sẽ từ chức và quốc hội sẽ phê chuẩn chính phủ mới. Tổng thống Puti✨n sẽ giới thiệu ứng viên thủ tướng với Hạ vi𒈔ện Nga để được phê chuẩn.
Quốc hội có quyền chấp thuận hoặc từ chối ứng viên thủ tướng được đề xuất, song Tổng thống Putin có thể trực tiếp bổ nhiệm thủ tư🔯ớng mà không cần sự chấp thuận của quốc hội nếu các nghị sĩ từ chối ứng viên ba lần. Trong trường hợp như vậy, ông Putin có quyền giải tán quốc hội và tổ chức bầu cử quốc hội mới.
Theo truyền thông Nga, Thủ tướng đương nhiệm Mikhail Mishustin có thể sẽ được tái bổ nhiệm vì ông được nhiều người coi là lãnh đạo thành công chính phủ, khi nền kinh tế vẫn phát triển trong bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương T🃏ây.
Ông Putin sẽ trực tiếp bổ nhiệm các bộ trưởng ngoại giao, quốc phòng, tư pháp, tình trạng khẩn cấp và nội vụ, 🔥với sự tham vấn của Thượng viện. Ngoại trưởng Sergey Lavrov và Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu được cho là sẽ tiếp tục giữ chức vụ.
Các bộ liên quan kinh tế, tài chính cũng dự ki꧅ến không có thay đổi. Do sự chỉ trích của công chúng đối với các chính sách giáo dục, thể thao và văn hóa, nhiều khả năng có một số thay đổi ở các bộ liên quan. Nga cũng có thể thành lập Bộ Thanh niên.
Theo🐽 luật pháp Nga, quá trình phê chuẩn chính phủ mới có thể kéo dài đến 20/5, dù danh sách ứng viên thủ tướng và hội đồng bộ trưởng sẽ được trình lên quốc hội ngay sau lễ nhậm chức của Tổng thống.
Tổng thống Putin lãnh đạo nước Nga từ năm 2000. Thời điểm đó, hiến pháp Nga không cho phép một người giữ chức tổng thống 3 nhiệm kỳ li♕ên tiếp.
Sau hai nhiệm kỳ 4 năm đầu tiên, ông Putin đảm nhận ghế thủ tướng trong kh🦂i ông Dmitry Medvedev giữ chức tổng thống. Trước thềm cuộc bầu cử năm 2012, ông Putin thúc đẩy sửa đổi hiến pháp Nga, loại bỏ các giớ𓄧i hạn để tăng nhiệm kỳ tổng thống lên 6 năm.
Năm💧 2021, khi đảm nhận nhiệm kỳ thứ tư, Tổng thống Putin ký đạo luật cho phép ông tranh cử thêm hai nhiệm kỳ. Trên lý thuyết, đạo luật này cho phép ông có thể nắm quyền tới năm 83 tuổi.
Huyền Lê (Theo Reuters, Anadolu)