"Tôi không thể tiếp tục xem ông Benjamin Netanyahu là đối tác nữa. Netanyahu là người c𝓡húng tôi không còn có thể đối thoại nữa. Chúng tôi đã xóa tên ông ấy khỏi danh sách những mối liên hệ hữu dụng. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cũng không thể cắt đứt hoàn toàn quan hệ với I🌜srael, đặc biệt trong bối cảnh ngoại giao quốc tế hiện nay", Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan ngày 4/11 trả lời truyền thông quốc gia.
Ông nhấn mạnh xung đột Dải Gaza là hệ quả trực tiếp từ những chính sách của Thủ tư🗹ớng Israel Netanyahu. Ông cho rằng người đứng đầu chính phủ Israel cũng đã đánh mất niềm tin của người dân nước này.
"Ông ấy nên chấp nhận lui về phía sau và chấm dứt cuộc chiến", T♕ổng thống Erdogan nói.
Ankara mong muốn Dải Gaza sau cuộc chiến Israel - Hamas sẽ trở thành khu vực hòa bình và "là một phần lãnh♉ thổ của Nhà nước Palestine độc lập". Tổng thống Erdogan khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hỗ trợ các nỗ lực mang lại hòa bình và ổn định cho khu vực.
"Chúng tôi phản đối mọi kế hoạch đe dọa sinh mạng người dân Palestine, cũng như những âm mưu xóa sổ dân tộc này༒ khỏi lịch sử", ông Erdogan cảnh báo.
Ông Erdogan đã chỉ định lãnh đạo tình báo Ibrahim Kalin làm đặc phái viên đàm phán trung gian giữa 🅘Israel, Palestine và Hamas để tìm giải pháp chấm dứt 🐲xung đột Dải Gaza.
Ngày 4/11, Thổ Nhĩ Kỳ triệu hồi Đại sứ Sakir Ozkan Torunlar tại Israel nhằm 🐠tham vấn về thảm kịch nhân đạo ở Dải Gaza và lên án Israel nhắm vào dân thường Palestine. Tel Aviv phản hồi rằng Ankara "đang tiếp tục đứng về phe Hamas".
Israel tuần q♌ua tuyên bố sẽ đánh giá lại quan hệ Tel Aviv - Ankara vì cách phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trong chiến sự, sau khi ông Erdogan nói rằng Hamas "không phải là khủng bố" 𒁃mà là "những người giải phóng" chiến đấu vì đất đai của họ. Israel cũng rút toàn bộ nhà ngoại giao ở Thổ Nhĩ Kỳ và Trung Đông về nước vì lo ngại an ninh.
Thanh Danh (Theo AFP, Reuters)