Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hơn một triệu thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, có 542.000 em lựa chọn thi bài Khoa học xã hội, chưa kể thí sinh 𒐪tự do đăng ký thi 1-2 môn trong tổ hợp.
Số thí sinh lựa chọn tổ hợp này hàng năm có xu hướ🍸ng tăng. Hiệu trưởng một số trường THPT cho rằng sở dĩ Khoa học xã hội được chọn nhiều do dễ ôn tập, dễ kiếm điểm hơn. Những em lựa chọn thường đăng ký xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bằng tổ hợp D01 (Toán, Văn, Anh), C00 (Văn, Sử, Địa). Nhiều em không sử dụng đến tổ hợp môn này để xét tuyển mà chỉ dùng điểm để xét tốt nghiệp do đã trúng tuyển bằng phương thức khác.
Bình Dương dẫn đầu môn Lịch sử
Lịch sử là một trong ba môn thi tốt nghiệp THPT bị giảm điểm trung bìnhꦰ so với năm ngoái. Từ mức 5,19, cao hơn môn Tiếng Anh ở năm ngoái, kết quả trung bình năm nay của môn này tụt xuống còn 4,97, trở thành môn duy nhất dưới 5.
Có 266 thí sinh đạt điểm 10 Lịch sử, 540 em bị điểm liệt. Đỉnh của phổ điểm ở mức 4 khi🦩ến biểu đồ lệch hẳn sang trái.
🐎Giống như năm ngoái, Bình Dương tiếp tục dẫn đầu kết quả Lịch sử. Tuy nhiên, mức trung bình địa phương này đạt được cũng chưa đạt 6 điểm. Những tỉnh, thành khác tiếp tục nằm trong top 10 là An Giang, Nam Định, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Bạc Liêu, Phú Thọ, Hà Nam.
Thứ hạ🤪ng có chút thay đổi so với năm ngoái,🌠 An Giang và Nam Định đổi vị trí cho nhau, Vĩnh Phúc vươn từ thứ 6 lên thứ 4.
Hai cái tên mới xuất hiện so với🔯 năm ngoái là Vĩnh Long và TP ♋HCM. Hai tỉnh, thành này lần lượt đứng hai vị trí cuối trong top 10 với điểm trung bình là 5,347 và 5,27.
Ở nhóm cuối bảng xế🦩p hạng điểm trung bình môn Lịch sử, Hà Giang đứng đầu bảng, chỉ đạt 4,371, kém xa so với mức trung b💞ình của cả nước.
Đà Nẵng đứng thứ hai từ dưới lên với 4,526 điểm, trong khi năm ngoái thành phố này không rơi vào top 10 địa phương có điểm Lịch sử tệ nhất. Một cái tên khác mới xuất hiện năm nay là Khánh Hòa, đứng vị trí thứ 9 với 4,66 điểm. Trong khi đó, Qu🌼ảng Ninh và Hòa Bình đã thoát ra khỏi nhóm.
Hải Phòng rời nhóm có điểm Địa lý cao nhất
Phổ điểm môn Đꦿịa lý khá đẹp với đỉnh nằm ở mức 7. Điểm trung bình môn này là 6,96. Số thí sinh đạt điểm tuyệt đối là 227, số bị liệt là 118 em.
Bình Dươngꦬ, Nam Định, An Giang, Ninh Bình cho thấy thế mạnh ở các môn xã hội khi tiếp tục chiếm lĩnh những vị trí đầu xét theo điểm trung bình môn Địa lý♋. Trong đó, Bình Dương có điểm cao nhất - 7,525.
Trong top 10, trừ Bắc Kạn, các tỉnh thành còn lại đều góp mặt từ năm ngoái. Bắc Kạn đứng vị trí thứ 10 với 7,192 điểm, đẩy Hải Phòng - địa phương hai năm liên tiếp được gọi tên, phải rời nhóm có điểm🎀 Địa lý cao nhất.
Tương tự Lịch sử, Hà Giang "đội sổ" ở môn Địa lý với điểm trung bình 6,395. Cao hơn một chút, Quảng Ngãi đạt 6,495 điểm. Đà Nẵng lại 🍷vào nhóm thấp nhất ở môn Địa lý khi chỉ đạt mức trung bình 6,571, đứng thứ ba từ dưới lên, cao hơn ở môn Lịch sử một bậc.
Những địa phương còn lại trong số 10 tỉnh, thành có điểm Địa lý thấp nhất là Quảng Nam, Ninh T🤪huận, Đăk Lăk, Phú Yên, Hòa Bình, Sơn La và Gia Lai. Trong đó, Gia Lai mới rơi vào nhóm này năm nay. Sơn La từ vị trí áp chót năm ngoá🦹i tăng 7 bậc.
Ninh Bình đỉnh bảng môn Giáo dục công dân
Môn Giáo dục công dân có kết quả tốt nhất ở kỳ thi tốt nghiệp THPT với điểm trung bình 8,37. Đặc biệt, có tới 18.6⛄80 trong số 24.555 điểm 10 năm nay thuộc môn 🐷này.
Ninh Bình lần thứ ba liên tiếp có điểm trung bình Giáo dục công dân cao nhất cả nước, đạt 9,071, tăng hơn 0,3 so với năm ngoái. Hai tỉnh khác ꦑcó kết quả trên 9 là Vĩnh Phúc và Bình Dương.
Với mức điểm tiệm cận 9, dù cao hơn nă🌃m ngoái, Nam Định vẫn bị ⛦tụt một bậc. Trong khi đó, Hà Nam từ vị trí thứ 9 lên thứ 5. Bạc Liêu là cái tên mới, xếp thứ 10 với 8,717 điểm.
Trong nhóm cuối, Hà Giang và Quảng Ngãi đổi vị trí cho nhau so với năm 🏅ngoái. Cũng nhờ điều này, Hà Giang không còn là tỉnh đứng cuối cùng ở cả ba môn thuộc tổ hợp Khoa học xã hội. Đà Nẵng lần thứ ba được nhắc tên ở nhóm cuối dù điểm trung bình đạt 8,012.
Các tỉnh, thành còn lại trong top 10 địa phương có điểm Giáo dục công dân thấp nhất là Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Trị, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Cao Bằng và Đăk Nông. Thuộc nhóm thấp nhất nhưng điểm trungꦬ bình của các tỉnh đều đạt mức 7,5-8. Dù vậy, không nhiều đại học sử dụng kết quả môn này để xét tuyển.