Đây là câu trả lời mà bộ phận truyền thông của hãng xe Nhật phản hồi hôm nay, 7/8 qua email, sau thông tin nhiều đại lý đưa ra "gợi ý" mua thêm phụ kiện 30-70 triệu đồng để nhận xe Corolla Cross sớm. Toyota cho biết đã yêu cầu các showroom tuân thủ chính sách "k🌜hách hàng đến trước được phục vụ trước". Đồng thời hãng sẽ tiếp nhận và có bi🥃ện pháp xử lý nếu phát hiện bất kỳ vi phạm nào từ đại lý.
Câu chuyện "bán bia kèm lạc", tức bán xe yêu cầu mua thêm phụ kiện đ🉐ể nhận xe sớm là điều không mới trên thị trường ôtô, nhưng gây chú ý trở lại khi mẫu xe nhập khẩu Corolla Cross xuất hiện tình trạng này trong bối cảnh sức mua không tốt do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Toyota Việt Nam thể hiện muốn bảo vệ quyền lợi của khách hàng, tuy nhiên tình trạng trên có thay đổi hay không vẫn phụ thuộc lớn vào cách kinh doanh của đạ💫i lý.
"Nếu không có ràng buộc bằng văn bản pháp lý về giá bán và cách thức bán hàng đến người tiêu dùng, bản thân hãng xe khó can thiệp đến h𒁃oạt động kinh doanh của đại lý, chẳng hạn như việc bán chênh giá đề xuất hoặc kèm phụ kiện", luật sư Huỳnh Phước Hiệp, đoàn Luật sư TPHCM cho biết. "Khi hãng và đại lý là hai thực thể kinh doanh độc lập, giá bán trên thị trường chịu sự chi phối của quy luật cung-cầu. Không thể nói ai sai, ai đúng trong trường hợp này".
Hiện nay hầu hết các hãng xe đều kinh doanh theo hình thức phân phối "mu🐎a đứt bán đoạn". Tức khách hàng của hãng là các đại lý của một doanh nghiệp độc lập. Đại lý sau đó mới bán xe cho người tiêu dùng. Hiện chỉ có Thaco tự đầu tư hệ thống đại lý, nên mới có thể can thiệp vào giá bán lẻ tới tay khách hàng cuối cùng.
Vì không có ràng buộc, hãng sẽ chỉ có thể sử dụn༒g một số cách như phân phối lượng xe, chiết khấu để tác động tới đại lý. Tuy vậy cách này không thực▨ sự quá hiệu quả, theo đánh giá của một chuyên gia bán hàng. "Nếu cả hệ thống đại lý bắt tay bán theo cách này, thì hãng cũng khó can thiệp", vị này cho biết.
Theo luậ🎐t sư Hiệp, quyền quyết định mua hay không mua, chấp nhận thêm phụ kiện hoặc không đều do người tiêu dùng. "Bản thân ôtô cũng không phải là mặt hàng độc෴ quyền mà có nhiều sự lựa chọn về sản phẩm cũng như nhiều hãng khác. Đại lý có cách kinh doanh để thu về lợi nhuận miễn là không vi phạm pháp luật, còn khách hàng có thể lựa chọn mua sản phẩm gì, đại lý ở đâu và bằng hình thức nào theo nhu cầu bản thân".
Thực tế, một số phụ kiện do đại lý đưa ra là cần thiết nhưng việc bị đưa vào thế phải mua thêm phụ kiện mới được nhận xe sớm khiến khách hàng cảm giác như bị "ép". Các nhân viên bán h💖àng đều nói rằng phụ ki♊ện không phải khoản bắt buộc nhưng khi không mua, thời gian giao xe khó ấn định.
Khách hàng đồng ý mua phụ k🤡iện (nếu có) trở thành một giao dịch thuận mua, vừa bán. Với những gói phụ kiện giá hàng trăm triệu đồng, người mua có lý do để không thoải mái với cách thức này của đại lý. Tâm lý muốn mua đúng giá, sau đó lắp thêm phụ kiện tùy nhu cầu vẫn dễ được người tiêu dùng chấp nhận hơn.
Sau khi có nhiều phản ánh về việc bán chênh giá bằng phụ kiện đối với xe Corolla Cross, nhiều đại lý Toyota trong hai ngày qua đã có động thái điều chỉnh. ജNhiều showroom tại Hà Nội, TP HCM không còn yêu cầu mua🔯 phụ kiện đi kèm. Khách có thể mua xe như giá đề xuất từ 720 triệu đồng, nhưng thời gian nhận xe có thể cuối 2020 hoặc sang năm sau, tức chờ gần nửa năm.
Một nhân viên bán hàng Toyota t♉ại TP HCM cho biết buổi sáng đưa ra đề xuất mua phụ kiện 50 triệu đồng nhưng trong buổi chiều cùng ngày thông báo có chính sách mới của đại lý. "Khách không phải mua phụ kiện cho cả ba bản G, V và HV. Xe giao khoảng tháng 9 tới", người này cho biết.
Quản lý bán hàng của m𝔍ột hãng xe Nhật tại Việt Nam cho rằng, cơn sốt ban đầu nhờ sản phẩm mới, nguồn cung ít trong k💫hi nhu cầu cao là những lý do cơ bản khiến các đại lý bán thêm phụ kiện như một khoản kèm theo, tận dụng nhóm khách muốn nhận xe sớm. "Nếu nhu cầu chưa cần kíp, khách có thể chờ thị trường ổn định, nguồn cung xe nhiều để đưa ra quyết định", vị này nói.
Đoàn Dũng - Thành Nhạn