Thông tin được Cục Thi hành án dân sự TP HCM báo cáo trong Hội thảo khoa học về các biện pháp, hình thức thu hồi tài sản trong các vụ án kinh tế, tham nhũng tại TP HCM, ngày 26/5.
Theo Cục Thi hành án dân sự TP HCM, hiện nay tổng số tiền và tài sản phải thu hồi trong những vụ án này trên cả nước là hơn 79.000 tỷ đồng (đã thi hành được hơn 9.000 tỷ). Tính đến tháng 4, số tiền TP HCM phải thu hồi là hơn 61.000 tỷ đồng (chiếm 77%) như: vụ án Trầm Bê trên 500 tỷ đồng, vụ án Đinh Ngọc Hệ trên 700 tỷ đồng, đại án Huỳnh Thị Huyền Như trên 15.000 tỷ đồng...
Hiện, cơ quan thi hành án TP HCM thu hồi được 8.400 tỷ (chiếm 23% trên số tiền có điều kiện thi hành) - chủ yếu từ việc xử lý các tài sản đã được kê biên trước đó. Còn 52.600 tỷ đồng chưa thi hành đượ꧒c bao gồm cả các vụ án tồn từ những năm trước. Tỷ lệ thu hồi tiền, tài sản trong những vụ án tham nhũng, kinh tế vẫn còn thấp do nhiều vướng mắc.
Cụ thể, ngoài các tài sản đã được kê biên, tuyên xử trong bản án, quyết định của tòa, hầu như cơ quan thi hành án khó có thể xác minh được thêm tài sản hoặc nguồn thu nhập khác. Bởi tội phạm tham nhũng thường tìm mọi cách để tẩu tán, che giấu, hợp thức hóa tài sản từ trước hoặc trong quá trình điều tra. Như trong vụ án Huỳnh Thị Huyền Như, tổng số tiền các bị cáo phải thi hành án trên ꧅15.000 tỷ đồng, trong đó riêng Nguyễn Thị Lành phải thi hành trên 🌄9.000 tỷ đồng nhưng tài sản kê biên chỉ thu được 14 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cục Thi hành án dân sự không có thẩm quyền điều tra, chứng minh nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có, nên chỉ có thể căn cứ vào tình 🙈trạng pháp lý hiện hành của tài sản để xử lý. Chưa có cơ chế về kiểm soát thu nhập cũng như luật đăng ký tài sản việc kê khai tài sản cũng làm ảnh hưởng 🗹đến công tác xác minh, truy tìm tài sản của người phải thi hành án.
Theo ông Trần Đình Hoàng (Trưởng phòng nghiệp vụ 2, Cục Thi hành án dân sự TP HCM), cơ quan này cũng đang phải thi hành những tài sản hình thành trong tương lai - tức chưa hình thành ở thời điểm thi hành án, khiến công tác thẩm định giá và bán đấu giá tài sản gặp nhiều khó khăn. Các dự án cũng chưa hoàn chỉnh thủ tục pháp lý về🔯 đầu tư và đất đai theo quy định.
Ông Hoàng dẫn chứng, trong đại án Hứa Thị Phấn giai đoạn một, tòa tuyên tiếp tục duy trì🧸 lệnh kê biên đối với dự án🍃 đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa Phú Mỹ tại huyện Bình Chánh, để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bà Phấn cho ngân hàng. Tuy nhiên, dự án này mới chỉ nằm trên giấy. Theo đó, cơ quan thi hành án phải kiến nghị kháng nghị giám đốc thẩm đối với nội dung này và đang chờ phúc đáp của TAND Tối cao.
Ngoài ra, trong một số bản án, tòa tuyên không rõ ràng dẫn đến quá trình thi hành gặp khó khăn. Như trong vụ án Dương Thanh Cường lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều đơn vị, tòa tuyên tiếp tục kê biên 23 giấy chứng nhận quyền sử dụng và các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối với tổng diện tích hơn 105.000 m2 đất tại huyện Bình Chánh để đảm bảo thi hành án. Chấp hành viên phải xử lý từng giấy chứng nhận khi đủ điều kiện để đảm bảo nhanh chóng thu hồi tiềnꦜ cho Nhà nước. Tuy nhiên, 23 quyền sử dụng đất này phải xử lý đồng thời để bán được giá cao, đảm bảo nghĩa vụ bồi hoàn của Cường đối với bản án này và các bản án khác. Từ vướng mắc này, Cục Thi hành án đã có văn bản gửi Tổng cục Thi hành án để xin ý kiến chỉ đạo.
Tham gia hội thảo, trung tá Nguyễn Minh Tâm (Phó trưởng Phòn꧑g cảnh sát kinh tế Công an TP HCM) cùng đại diện các cơ quan tố tụng cũng nêu nhiều khó khăn trong việc thu hồi tài sản các vụ án kinh tế, tham nhũng; đồng thời đề xuất các biện pháp giải quyết. Trong đó, trung tá Tâm cho rằng, sau khi khởi tố và bắt tạm giam các bị can cần khám xét ngay nhà ở, nơi làm việc, ghi lời khai, đấu tranh với những người thân để truy tìm tài sản. Hay cần có sự phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như ngân hàng, Ủy ban chứng khoán nhà nước, Sở Tài nguyên và môi trường... để thu thập thông tin về tài sản của bị can và người liên quan.
Thảo Mi