Yêu cầu trên được ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM n༺êu tại hội nghị triển khai nhiệm vụ năm học 2021-2022 bậc giáo dục mầm non, ngày 12/11. Ông Nam đánh giá, mầm non là bậc học chịu nhiều thiệt thòi nhất khi chưa bắt đầu năm học mới do ảnh hưởng của Covid-19.
Sở đã xây dựng các tiêu chí, giải pháp an toàn cho bậc học này nhưng chưa xác định ngày trẻ đi học trở lại. Nếu dịch tiếp tục phức tạp, các trường sẽ triển khai giải pháp dạy học gián tiếp, mang tính lâu dài, đặc biệt cho trẻ 5 tuổi. Lãnh đạo Sở cũng yêu cầu các trường rà soát bộ tiêu chí an toàn 💖trường học, chủ động khi được phép hoạt động trở lại.
Năm nay, TP HCM có hơn 1.360 trường mầm non, trong đó khối công lập có 472 trường. Ngoài ra, thành phố có hơn 1.800 🎃nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tư thục. Tổng số trẻ bậc h🐼ọc này là hơn 355.000.
Cũng theo ông Nam, Sở đã kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo, trình Trung ương các chính sách hỗ trợ thuế, giảm lãi suất những trường ngoài công lập gặp khó khăn. Qua đợt dịch lần thứ tư, Sở nhận thấy nhiều trường ngoài công lập không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội c𝐆ho giáo viên khiến họ không nhận được các gói hỗ trợ. Việc này sẽ được rà soát, kiꦑến nghị lên thành phố để có giải pháp hỗ trợ giáo viên.
TP HCM dự kiến mở cửa trường học từ 10/12 tại địa phương có dịch cấp độ 1 và 2, học trực ti൲ếp kết hợp trực tuyến với địa bàn cấp độ 3, học trực tuyến hoàn toàn ở vùng cấp độ 4. Với cấp mầm non, Sở yêu cầu Phòng Giáo dục các quận, huyện, TP Thủ Đức rà soát, kiểm tra các điều kiện đón trẻ. Địa phương phân công các trường mầm non công lập tiếp nhận trẻ khi trường ngoài công lập ngừng hoạt động. Giáo viên, nhân viên phải tiêm đủ hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày trước khi đón trẻ.