Thông tiಞn được nêu tại hội thảo ứng dụng 𒈔trí tuệ nhân tạo (AI) vào hành chính công do Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM tổ chức sáng 27/12.
Theo đó, đại diện Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM đặt hàng các giải pháp ứng dụng AI trong quản lý hồ sơ văn bản như nhận dạng, bóc tách dữ liệu... giảm thời gian nhập liệu; xác định và dự báo giá trị đất theo thị trường; quản lý rác thải, mô phỏng dự báo lượnꦓg rác thải dưới tác động của tăng dân số, đô thị hóa; phát hiện sự cố, dự đoán nhu cầu khách sử dụng Metro phục vụ quản lý đường sắt đô thị; lập các mô hình dự báo giao thông, phân tích hành vi giao thông, tối ưu hóa dòng giao thông; dự báo lan truyền dịch bệnh trên dữ liệu GIS và các yếu tố dịch tễ; ứng dụng chatbot hỗ trợ người dân khi gọi tổng đài 1022...
Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng, các giải pháp kỹ thuật có thể ứng dụng ngay trong các vấn đề của xã hội, hỗ trợ cơ quan nhà nước giải 𝕴quyết công việc tốt hơn, người dân thuận lợi hơn khi làm thủ tục hành chính.
Theo ông Duy, thực tế🌜 với điều kiện Việt Nam không có nhiều nguồn lực khoa học công nghệ như các nước đi đầu về hạ tầng tính toán, nhân lực AI... Hiện Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Australia xây dựng bộ dữ liệu chuyên gia về 🤡AI với thống kê hơn 1.000 chuyên gia người Việt, con số mà ông Duy cho rằng còn khá khiêm tốn.
Từ thực tế này, Thứ trưởng Duy khô𒅌ng kỳ vọng Việt Nam dẫn đầu trong lĩnh vực AI mà cần nghiên cứu công nghệ phục vụ các vấn đề cụ thể trong nước với các giải pháp AI hẹp. Trong đó có ba nhóm cần ứng dụng AI phục vụ nhu cầu hàng ngꦉày cho người dân.
Thứ nhất, giúp họ thực hiện các thủ tụ🉐c hành chính thuận lợi nhất, cũng như các nhu cầu hàng ngày về học tập, giải trí. Nhóm thứ hai là các bài toán của chính quyền liên quan việc quản lý hành chính, đô thị, tài nguyên môi trường. Thứ ba là các ứng dụng quản lý an ninh trật tự, an toàn giao thông...
"Chúng ta không kỳ vọng AI thay thế con ngườ🐠i mà nó hỗ trợ giải quyết các công việc lặp đi lặp lại, trên diện rộng, giảm tải công việc cho cán bộ nhà nước", ông Duy nói. Ông cũng đặt vấn đề khi triển khai ứng dụng AI đối mặt với những thách thức về hành lang pháp lý, bảo vệ dữ liệu cá nhân người dùng, phân quyền và quản lý 🏅dữ liệu...
Ông Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM, cho rằng để AI đi vào cuộc sống, giúp chính quyền, người dân thuận lợi hơn trong ♚các thủ tục hành chính, cần đáp ứng được mục tiêu tăng năng suất quản lý nhà nước, giảm bớt chi phí, tăng chất lượng phục vụ.... AI phải khiến người quản lý cღoi là công cụ hữu ích giúp giảm áp lực công việc, người dân hài lòng và thuận lợi hơn khi làm thủ tục. "Nếu không đạt được những mục tiêu này thì cán bộ và người dân sẽ không thiết tha khi ứng dụng công nghệ", ông Nhân nói.
Muốn thực hiện mục tiêu này, ông cho rằng, chính quyền địa phương cần tiếp cận doanh nghiệp, lắng nghe họ giới thiệu các giải pháp công nghệ và đặt hàng. Sau đó tổ chức trình diễn giải pháp, chào hàng cạnh tr𓂃anh và chính quyền làm các thủ tục mua giải pháp phù hợp với nhu cầu.
Theo ông Nhân, cần ứng dụng công nghệ cho tất cả quận huyện ở TP HCM để mang tính thống nhất nhưng cũng theo đặc thù công việc từng sở ngành với các hoạt 🐼động chuy🌳ên môn khác nhau.
Ở góc độ doanh nghiệp, ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện công ty giải pháp Viettel giới thiệu hệ thống camera AI có chức năng⛄ nhận diện khuôn mặt, nhận diện nguy cơ cháy nổ, dấu hiệu vi phạm giao thông, tội phạm... theo thời gian th🉐ực và phân tích dữ liệu hình ảnh.
Ông Tuấn cho biết, sẵn sàng vận động các doanh nghiệp, startup phát triển các thiết bị phần cứng là các camera AI giúp giảm chi phí, còn dưới 10 triệu đồng cùng hệ thống truyền dẫn dữ liệu với giá rẻ, có thể thực hi𓄧ện ngay năm 2023.
Hà An