Bà Phạm Thị Mỹ Lệ, Phó Chi cục Dân số Kế hoạch hóa TP HCM, ngày 27/11 cho biết đề xuất nhằm giải quyết thực trạng💮 mức sinh thấp của thành phố. Dựa trên ý tưởng này, Sở Y tế sẽ tham mưu UBND trình HĐND ban hành Nghị quyết về chính ꦰsách dân số và phát triển thành phố giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, chi cục đề nghị thành phố hỗ trợ miễn, giảm toàn bộ viện phí trong lần sinh con thứ hai đối với người có hộ khẩu thường trú. Cung cấp các gói ưu tiên hỗ trợ vay, mua hoặc thuê nhà xã hội đối v♈ới các cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con. Miễn, giảm chi phí giáo dục cho trẻ em dưới 10 tuổi và triển khai chương trình sữa học đường.
Chi cục cũng đưa ra một số phương án hỗ trợ như cho nghỉ thai sản một năm với người mẹ, nghỉ thai sản một tháng cho người cha. Sắp xếp ngày nghỉ, buổi nghỉ chăm trẻ cho các gia đình có con dưới 3 tuổi, nâng số ngày nghỉ phép hưởng lương cho các gia đình có con dưới 5 tuổi. Hỗ trợ phụ nữ quay trở lại công việc và thị trường lao động sau sinh. Mở rộng các hình thức trông trẻ tại các trường mẫu giáo công từ 6 tháng tuổi đến 5 tuổi. Ưu tiên c💝hi phí trông trẻ và xét tuyển vào trường mẫu giáo công đối với các gia đình có đủ hai con, mở các hình thức giáo dục sau giờ học với chi phí thấp...
TP HCM cũng kiến nghị Bộ Y tế đưa vào dự thảo Luật Dân số nội dung Mỗi cặp vợ chồng được quyền quyết định số con hoặc cho phép sinh con thứ 3 tại các vùng mức sinh thấp; không xem xét kỷ luật, giảm mức đánh giá thi đua hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức ♐sinh con thứ 3 trở lên.
Tỷ suất sinh của thành phố hiện là 1,33 con cho một phụ nữ tuổi sinh đẻ, rất thấ🙈p so với mức sinh thay thế của cả nước là 2,1 con. Trong 20 năm qua, tổng tỷ suất sinh của thành phố liên tục giảm, từ 1,76 còn 1,33 con. Ông Lê Văn Thành, nguyên trưởng phòng nghiên cứu văn hóa xã hội, Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM, lo ngại với mức sinh thấp nghiêm trọng như hiện nay, nếu không có những biện pháp can thiệp, mức sinh sẽ càng giảm xuống rất sâu.
Theo bà Lệ, nguyên nhân khiến mức sinh liên tục giảm là do áp lực của cuộc sống và công việc. Do đó xuất hiện tình trạng xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con và không muốn sinh con. Việc nuôi dạy, chăm sóc con cái hiện nay đòi hỏi rất🐽 nhiều chi phí như ăn uống, học hành, chăm sóc sức khỏe, vui chơi giải trí...
Tốc độ đô thị hóa tăng nhanh và phát trꦚiển kinh tế cũng dẫn đến áp lực cho các gia đình trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt. Trình độ học vấn, điều kiện sống được cải thiện, lối sống theo trào lưu và tâm lý thích hưởng thụ, thích dịch chuyển cũng có tác động đến mức sinh thấp. Tình trạng phá thai, tỷ lệ vô sinh nguyên phát, thứ phát có xu h𝔉ướng gia tăng cũng khiến nhiều gia đình không thể sinh con.
Theo bà Lệ, hiện mỗi gia đình nếu chỉ sinh một con với công thức 4-2-1, tức một đứa trẻ được chăm sóc bởi hai bố mẹ và bốn ông bà nội, ngoại. Trong tương lai phải đối mặt với thảm họa theo công thức 🍌ngược lại 1-2-4, tứcꦏ một đứa trẻ sẽ phải cùng lúc chăm sóc hai bố mẹ và bốn ông bà nội, ngoại.
"Những đứa trẻ được chăm sóc rất kỹ lưỡng bởi sáu người lớn dễ thiếu khả năng, kỹ năng chăm sóc lại sáu người cao tuổi trong tương lai", bà Lệ phân tích. Mức sinh thấp khiến già hóa dân số diễn ra nhanh, tạo áp lực ngày càng tăng đối với hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi, sự suy giảm về nguồn nhân lực đặc biệt là lao ♔động trẻ, làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.
Kinh nghiệm tại một số quốc gia chỉ ra, một khi mức sinh xuống rất thấp thì các chính s𝓰ách khuyến sinh mặc dù có chi phí rất lớn, nhưng hầu như không có tác động làm mức sinh tăng trở lại. Trong hơn 20 năm qua, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore đã thực hiện nhiều giải pháp mạnh mẽ để khuyến sinh nhưng không thành công, tổng tỷ suất sinh của các quốc gia này đều không thể vượt qua mức 1,3 con.