Ngày cuối cùng của tháng 6, Bộ Y tế công bố 249 ca nhiễm mới tại TP HCM. Hai tuần qua, số ca💝 nhiễm đã tăng 2,6 lần so với nửa đầu tháng. Trải qua 30 ngày giãn cách xã hội và chưa thể kiểm soát dịch như kỳ vọng, TP HCM tiếp tục áp dụng Chỉ thị 10 và chưa thông báo ngày kết thúc. Lần thứ hai phải nối dài giãn cách, chính quyềওn mở đợt cao điểm kiểm soát dịch từ 29/6 đến 10/7.
C🌠hính quyền thành lập 25 tổ công tác đặc biệt hỗ trợ chống dịch, gồm 22 tổ tại đơn vị hành chính cấp quận tương ứng và 📖3 tổ trong khu công nghiệp. Các tổ này do đại diện Sở Y tế TP HCM đứng đầu, chịu trách nhiệm chính về chuyên môn phòng dịch.
Thành phố khuyến khích doanh nghiệp tự bỏ chi phí, mua test xét nghiệm cho người lao động một lần một tuần. Thành phố cũng lên kế hoạch tăng cường lấy mẫu xét nghiệm ở các khu chế xuất, khu công nghiệp, ൩công nghệ cao. Ngành y tế cùng lúc áp dụng nhiều phương pháp test nhanh, RT-PCR mẫu gộp 10, RT-PCR mẫu đơn.
Vừa nghiên cứu cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế, chính quyền rà soát tiếp năng lực khu cách ly tập trung nhằm đáp ứng số F1 tăng cao; vận động khách sạn đủ điều kiện tổ chức cách ly F1 có nhu cầu trả phí. Thành phố cũng chủ động lên phương án điều trị trong tình huống 10.000 ca nhiễm. Tổ đàm phán mua vaccine khẩn tꦑrương làm việc với nhà sản xuất, đẩy tiến độ mua, phấn đấu cuối năm 2/3 người dân thành phố được tiêm phòng.
Đại diện Bộ Y tế cho biết trên cơ sở đánh giá thí điểm cách ly F1 tại nhà ở TP HCM, thời gian tới sẽ xin ý kiến bộ ngành, địa phương rồi mới quyết định có áp dụng trên toàn quốc hay không. Hồi đầu tháng 6, Bộ đã hướng dẫn ꧟cho cách ly tại nhà với trẻ em dưới 5 tuổi và thấy khả thi, không xảy ra lây nhiễm, chưa nhận được phản ánh khó khăn.
Bộ Y tế đã ra hướng dẫn cho thành phố cách ly F1 tại nhà 28 ngày, khi số lượng người tiếp xúc gần tăng nhanh gây áp lực lớn lên các cơ sở cách ly tập trung. Hình thức này giảm tải được áp lực cơ sở vật chất, hậu cần cho địa phương, người dân giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm chéo khi khu tập trung chưaꦓ đáp ứng nhu cầu. Song cách ly F1 tại nhà đòi hỏi người thực hiện có ý thức trách nhiệm cao. Địa phương cũng cần bố trí thêm cán bộ, nhân viên y tế theo dõi.
Đại diện y tế thành phố cho rằng hướng dẫn có nhiều quy định nghiêm ngặt, không phải nhà nào cũng đủ điều kiện nên cần thì điểm từng bước. Lãnh đạo một sốღ địa phương cũng nhận định hình thức này chỉ hiệu quả khi số lượng F1 ít, đủ người giám sát và đề xuất cần dùng thêm vòng đeo tay định vị hoặc ứng dụng công nghệ thông tin để kiểm tra thường xuyên.
Các tỉnh phía nam như Đồng Nai, Tiền Giang, Phú Yên, Bình Thuận, Quảng Ngãi tiếp tục mở rộng vùng giãn cách, cách ly xã hội khi ghi nhận số ca nhiễm mới tăng. Đồng Nai nâng cấp độ phòng chống dịch, yêu cầu những người từ TP HCM, Bình Dương đến tỉnh này hoặc ngược lại phải có giấy xét n💛ghiệm âm tính trong 7 ngày, thực hiện từ 5/7. Địa phương được xem là trọng điểm khi tập trung 32 khu công nghiệp với hơn 1,2 triệu lao động.
Ở phía Bắc, Hưng Yên "nóng" trở lại khi ghi nhận 24 ca nhiễm mới từ trưa 29 đến trưa 30/6. Nhiều ca nhiễm là lái xe đã đi qua vùng dịch. Ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ lái xe đường dài từng đến miền Trung, miền Nam từ g🌟iữa tháng 6 đến nay. Nhiều hoạt động kinh doanh, dịch vụ đã phải tạm dừng sau một tuần vừa mở cửa trở lại.
Làn sóng dịch thứ tư đã kéo dài hơn hai tháng. Bộ Lao động Thương binh vꦏà Xã hội dự báo số lao động phải cách ly, ngừng việc có thể lên đến 2-2,5 triệu "nếu dịch tiếp tục tác động xấu tới khu công nghiệp, khu chế xuất". Bộ xây dựng dự thảo nghị quyết trình Chính phủ gói mới dự kiến hơn 26.000 tỷ đồng hỗ🦹 trợ người lao động, doanh nghiệp khó khăn do dịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu rà soát kỹ để đảm bảo chính sách phủ kín người cần hỗ trợ, bổ sung nhóm lao động tự do. Nếu được thông qua, đây sẽ là gói hỗ trợ thứ hai trong vòng một năm rưỡi Việt Nam đối mặt với đ🦄ại dịch.
50 tỉnh thành trong nước có dịch với số ca nhiễm xấp xỉ 13.500, Việt Nam đang đối mặt với làn sóng Covid-19 kéo dài, ✃tàn phá nặng nề nhất từ năm 2020 đến nay.
Hồng Chiêu