Thông tin được bà Lê Thị Huỳnh Mai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM đưa ra𒁃 tại kỳ họp kinh t𝔍ế - xã hội tháng 10 và nhiệm vụ, giải pháp cuối năm, chiều 30/10.
"Cắt giảm lao động tăng sẽ tạo áp lực lên công tác an sinh và việc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội của thành phố cũng sẽ bị ảnh hưởng", bà Mai nói và cho rằng tình hình kinh tế, các cuộc xung đột của thế giới phức tạp, khó đoán định đã có những tác động đến TP HCM. Thị trường tiền tệ, tài chính, bất độnꦰg sản tiếp tục có nhiều rủi ro.
Trước đó, khảo sát cuối tháng 4 của 𝔉Ban Nghiên cứu Phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV, thuộc Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ🉐 tướng) cũng đưa ra dự báo làn sóng cắt giảm lao động sẽ kéo dài đến hết năm do khó khăn đơn hàng.
Cụ thể, trong gần 9.560 doanh nghiệp tham gia khảo sát có 82% cho biết sẽ giảm quy mô, tạm dừng hoặc ngừng kinh doanh trong nửa năm còn lại. Hơn 7.300 doanh nghiệp cho biết vẫ🔯n hoạt động song 71% số này có kế hoạch cắt giảm lao động nhiều n✃hất ở hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp. Doanh nghiệp cắt giảm phần lớn là ngoài nhà nước và một nửa trong số này hoạt động tại TP HCM, Bình Dương. Doanh nghiệp cho biết thách thức lớn nhất đang phải đối mặt là đơn hàng.
Tưꦉơng tự, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cũng nhận định làn sóng cắt giảm lao động số lượng lớn có thể kéo dài đến hết năm nếu khó khăn kinh tế không được cải thiện. Tình trạng này bắt đầu từ giữa năm ngoái, khi hàng loạt doanh nghiệp trong nước mất đơn hàng dịp cuối năm vì các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản giảm nhu cầu tiêu dùng; khó khăn nguyên liệu, chi phí tăng cao.
Báo cáo của Cục Thống kê TP HCM cho thấy chỉ số lao động làm việc tại các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 tăng 0,5% so với tháng trước nhưng giảm 3,2% so cùng kỳ. Tính chung 10 tháng, chỉ số lao động giảm 2,5% so cùng kỳ. Trong đó, tập trung ở các ng♚ành sản xuất da và các sản phẩm liên quan với tỷ lệ giảm 17%; sản xuất sản phẩm từ khoáng kim loại khác giảm 12%; thoát nước và xử lý nước thải giảm 10%.
Chỉ riêng tháng 10, Trung tâm dịch vụ việ෴c làm thành phố đã tiếp nhận hơn 12.200 người đến nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. Từ đầu năm đến nay, con số này là gần 128.500 người, tăng khoảng 9% so cùng kỳ.
Từ đầu năm đến nay, gần 25.✅000 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố dừng hoạt động, tăng gần 30% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu 10 tháng đầu năm giảm 13,4%. Thu hút FDI ꦜvào TP HCM giảm 32%. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong tháng 10 ước tính tăng 4,1% so với tháng trước và tăng 20,5% so với cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao như sản xuất trang phục, chế biến thực phẩm...
Từ đầu năm đến nay, với lý do khó khăn về đơn hàng𝓡, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP HCM đã giảm hàng nghìn lao động🍎. Chẳng hạn như Công ty TNHH Pouyuen Việt Nam ở quận Bình Tân đã cho hơn 9.000 lao động nghỉ việc; công ty cổ phần Garmex Sài Gòn giảm gần 2.000 người...
Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi đề nghị sở ngành ꦡliên quan cần có chính sách, chương trình chuyển đổi, đào tạo nghề cho lao động mất việc.
Hiện, để giúp người mất việc sớm quay lại thị trường lao động, Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM đã tổ chức nhiều sàn giao dịch, k🌌ết nối lao động và doanh nghiệp. Trung tâm cũng lập tổ phản ứng nhanh đến doanh nghiệp cắt giảm lao động số lượng nhiều 🌞tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho công nhân.
Lê Tuyết