Tối 28/12, Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP HCM kết hợp với UBND quận Tân Bình phát động phong trào "chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm thức ănౠ đường phố" tại khu thức ăn đường phố chợ Phạm Văn Hai. Khu này có 20 cơ sở kinh doanh các mặt hàng như bánh xèo, ốc, bún, bánh mì, chè, nước giải khát...
Phó giáo sư Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM, cho biết thức ăn đường phố rất tiện lợi, đáp ứng nhu cầu ăn nhanh, ăn ngon của mọi người. Đây là nét đặc trưng trong văn hóa của 💞người dân thành phố, các món ăn phong phú, đa dạng, thu hút khách du lịch.
"Các quầy hàng này cũng thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, gây ngộ độc", bà🌱 Lan chia sẻ.
Bà Lan đề nghị các chủ cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố mua thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn trong chế biến, bày bán. Người bán hàng cần chú trọ♚ng việc mang găng tay. Tuy nhiên việc mang găng t🌱ay vừa chế biến thức ăn, vừa làm việc khác như tính tiền là rất mất vệ sinh.
"Người bán không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn n𒅌gay sẽ bị phạt từ 1-3 triệu", bà Lan nhấn mạnh.
Năm 2018 Ban Quản lý An toàn thực phẩm phối hợp với các quận, huyện xây dự꧟ng nhiều mô hình điểm kiểm soát điều kiện a🌊n toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố như khu ăn uống tập trung trước chợ Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, khu phố ẩm thực Vĩnh Khánh, quận 4... TP HCM đang xây dựng 60 phường xã điểm và 20 khu thức ăn đường phố.
Thành phố có hơn 20.000 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với trên 24.522 người kinh doanh. 9꧂ tháng đầu năm, các quận huyện kiểm tra 15.193 cơ sở (76%), phát hiện 6.245 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm. 126 cơ ꦅsở bị phạt hơn 114 triệu đồng, số còn lại nhắc nhở, cảnh cáo...
Trưởng Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP HCM nhận định công tác quản lý thức ăn đường phố rất khó khăn, phức tạp. Người kinh doanh thường buôn bán nhỏ lẻ, đa số là người nghèo, hoạt động thời gianꦰ ngắn và không cố định trên𝐆 địa bàn, chấp hành quy định pháp luật về an toàn thực phẩm còn hạn chế.
"Xử phạt nghiêm chưa♛ phải là giải pháp tốt nhất mà cần tăng cường nâng cao nhận thức của bà con, tạo điều kiện để giúp đỡ người hành nghề tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm", bà Lan phân tích. Hiện TP HCM đã tập huấn, cung cấp kiến thức cho hơn 15.♍000 người kinh doanh thức ăn đường phố.