Ngày 14/9, Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM công b🐻ố thông tin về quá trình triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại địa bàn.
Năm học 1985-1986, chương trình thực nghiệm (sau này gọi là Công nghệ giáo dục) được triển kha𝕴i tại Trường Tiểu học Hòa Bình (quận 1) với quy mô hai lớp 1. Một năm sau đến Trường Tiểu học Thực nghiệm quận 1 (sau này là Tiểu học Văn Hiến) thực hiện.
Tiếp đó, chương trình được áp dụng tại các trường tiểu học Lương Định Của (quận 3), Bàu Sen (quận 5), Đinh Tiên Hoàng (quận 9) và Lê Văn Sĩ (quận Tân Bình). Các trường dạy từ lớp 1 đến 5 cả hai môn Tiếng V🌞iệt và Toán, sau này có thêm môn Giáo dục lối sống.
Năm học 1989-199ꦦ0, chương trình Công nghệ giáo dục được triển khai đến n🎐hiều trường khác ở hầu hết quận huyện (trừ quận 4) trên tinh thần tự nguyện với chủ yếu là môn Tiếng Việt.
Khi sách giáo khoa năm 2000 của Bộ Giáo d♉ục triển khai rộng rãi cả nư𝓡ớc thì chương trình không còn được thực hiện tại TP HCM.
Hai năm 2017-2018, Bộ Giáo dục hướng dẫn về triển khai dạy học Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục, trong đó nhấn mạnh đã tổ chức thẩm định, bổ sung hoàn thiện tài liệu đ༒ể tr🐭iển khai tại các địa phương có nhu cầu trên nguyên tắc tự nguyện của học sinh và nhà trường.
Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế, ngành giáo dục TP HCM đã🧸 không triển khai chương trình Công nghệ giáo dục tại các trường tiểu học.
Lý do đưa ra là kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Quốc hội năm 2014, 2017 và ♈chỉ thị của Thủ tướng về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông đã gần kề. Việc để giáo viên tiếp cận với chương trình khác trong khi dự kiến chương trình giáo dục phổ thông sắp ban hành, theo Sở Giáo dục TP HCM, là chưa phù hợp.
Cuối tháng 8, video cô giáo ở Kiên Giang hướng dẫn cách phát âm chữ cái c/k/q đều đọc là /cờ/ gây xôn xao dư luận vì khác phương pháp được dạy đại trà cho học sinh. Đây là cách đánh vần theo sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục do GS Hồ Ngọc Đại làm chủ biên và Bộ Giáo dục cho🔯 phát hành.
Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục dạy học sinh đánh vần đi từ việc học tiếng, các khái niệm ngữ âm học, phân tích cấu trúc ngữ âm, rồi mới đến chữ. GS Hồ Ngọc Đại - chủ biên cuốn sách ch🍷o biết, học sinh khi học tài liệu này chỉ quan tâm đến âm, không chú ý về nghĩa, nên ಌsách chủ trương đưa các tiếng không có nghĩa "chân không về nghĩa".
Chủ tịch Hội đồng quốc gia thẩm định cuốn Tiếng Việt Công nghệ giáo dục - PGS Bùi Mạnh Hùng cho biết, kết luận của hội đồng đã nêu rõ: "Quan điཧểm chân không về nghĩa không đúng với bản chất của ngôn ngữ và không phù hợp với thực tiễn dạy học ngôn ngữ, trái với nguyên tắc dạy học tiếng theo quan điểm giao tiếp". Sau hai lần thẩm định, quan điểm này về cơ bản đã được tác giả điều chỉnh.
Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục đã phải chỉnh sửa rất nhiều và sẽ phải tiếp tục chỉnh sửa mới có thể trở thành tài liệu dạy học có chất lượng. Dù vậy, ông Hùng đánh giá,🥂 thực tế cho thấy phương pháp dạy đánh vần trong đó đã giúp học sinh phát triển khá hiệu quả kỹ năng đọc thành tiếng và viết đúng chính tả. Đến nay gần 50 tỉnh, thành phố với khoảng 800.000 học sinh lớp 1 (chiếm gần một nửa số học sinh lớp 1) đang dùng cuốn sách này.