Chính phủ yêu cầu công tác tổ chức thực hiện, truyền thông cần tránh tình trạng "tranh mua, đẩy giá vaccine lên cao". Về việc tiêm chủng, Chính phủ đ🦋ã có Nghị quyết 21 hồi tháng 2/2021ཧ, trong đó khuyến khích đơn vị đủ điều kiện tổ chức tiêm chủng tự nguyện cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm cấp phép, kiểm định, quản lý chất lượng vaccine; chỉ đạo, hướng dẫn việc ti👍êm chủng theo tiến độ yêu cầu, bảo đảm an toàn, hiệu quả.
Trước đó hôm 11/6, UBND TP HCM kiến nghị Thủ tướng cho các doanh nghiệp trên địa bàn được chủ động đàm phán tìm nguồn, nhập khẩu vaccine phòng Covid-19. Tình hình dịch diễn biến phức tạp, ca bệnh ngày càng tăng. Tuy nhiên, đến nay TP HCM mới nhận được 140.000 liều vaccine Covid-19, gần 64.400 người được tiêm một mũi, gần 10.200 người𒈔 tiêm đủ 2 mũi.
Trong khi thành phố có trên 7,2 triệu người từ 18 tuổi trở lên, 1,6 triệu công nhân và lao động làm việc tại các doanh nghiệp, tập đoàn trong khu công nghiệp. "Mục tiêu của TP HCM là tiêm phòng Covid-19 cho hơn 70% dân số. Để đạt được mục tiêu miễn dịch cộng đồng trong thời gian sớm nhất, việc mua vaccine phòng Covid-19 là vấn đề cấp bách", văn bản của UBND thành phố💙 nêu.
TP HCM cũng kiến nghị sau khi vaccine được Bộ Y tế cấp phép, nhậ🐻p khẩu về Việt Nam và được kiểm định đảm bảo chất lượng, doanh nghiệp được ký hợp đồng thuê đơn vị có chức năng tiêm cho nhân viên. Việc tiêm phải đảm bảo an toàn, chất lượng, giá thỏa thuận giữa doanh nghiệp và đơn vị tiêm chủng.
Ngày 11/6, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó gi𒁏ám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết thành phố đã đàm phán để mua 5 triệu liều vaccine Covid-19 và đang chờ Bộ Y tế thẩm định kho lưu trữ. Thành phố sẽ lập tổ công tác để đẩy nhanh tiến độ mua vaccine vì công việc này rất phức tạp.
Theo quy định, 🌳chỉ các công ty có chức năng nhập khẩu, kinh doanh vaccine mới được nhập khẩu mặt hàng này. Các đơn vị muốn tiếp cận nguồn cung vaccine phải làm việc với Bộ Y tế hoặc một trong 36 đơn vị được cấp phép.