Quyết định được Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong đưa ra tại cuộc họp Ban chỉ đạo chống 🐭Covid-19 của TP HCM, tối 7/7.
"Cả thành phố đã quyết liệt vào cuộc như♚ng diễn biến dịch phức tạp, việc kiểm soát đứng trước nhiều thách thức. Để nhanh chóng chặn Covid-19, TP HCM xác định cần làm quyết liệt hơn, xem đây cuﷺộc chiến thật sự", ông Phong nói và cho biết thành phố sẽ hy sinh lợi ích ngắn cho mục tiêu dài hạn, nâng cao thêm một mức trong phòng chống dịch.
Người đ🦩ứng đầu chính quyền thành phố yêu cầu các địa phương tận dụng thời gian 15 ngày Chỉ thị 16 siết chặt công tác phòng, chống dịch. Người dân ra ngoài khi thật sự cần thiết như làm việc tại nhà máy, công xưởng, khám chữa bệnh...
Theo ông Phong, hiện số ca nhiễm Covid-19 tại TP HCM tăng nhanh nhưng nguồn lực của thành phố vẫn đảm bảo. Do vậy chính quyền thành phố đề nghị người dân không cần tích trữ hàng hóa, tập trung đông người tại siêu thị﷽, chợ truyền thống...
Ngoài một số dịch vụ phải dừng theo Chỉ thị 10 như taxi công nghệ và taxi truyề💙n thống, từ ngày 9/7 xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống phải dừng hoạt động. Thành phố giao Sở giao thông 💫Vận tải phối hợp các địa phương lân cận tổ chức, tạo điều kiện cho xe chở hàng hóa được liên tục, thông suốt.
Thành phố kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải xem🅷 xét hạn chế hoặc tạm ngừng các hoạt động hàng không và đường sắt đi, đến TP HCM.
Sở Nội vụ sẽ lên phương án cho người lao động sử dụng công nghệ thông tin, làm việc tại nhà. Chỉ trường hợp như trực chiến đấu, trực chống dịch, trực cơ quan, cunﷺg ứng hàng hóa thiết yếu, xử lý tài liệu mật... mới đến công sở làm việc.
Số lượng làm việc tại công sở không quá 1/3 tổng số lao động 💞để duy trì các nhiệm vụ của đơn vị; riêng lực lượng vũ trang và y tế đảm bảo 100% quân số.
TP HCM áp dụng Chỉ thị 16 trong bối cảnh ghi nhận hơn 8.000 ca nhiễm kể từ khi đợt dịch thứ tư bùng phátꦛ hôm 27/4, đứng đầu cả nước. Những ngày gần đây, số ca nhiễm tính theo ngày tại thành phố liên tục cao. Nhiều ca được phát hiện trong cộng đồng qua khám sàn🐽g lọc ở bệnh viện.
Đây là lần thứ hai TP HCM phải thực hiện cách ly ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚxã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16. Trước đó, đầu tháng 4/2020, cùng với 11 tỉnh thành "nguy cơ cao", thành phố áp dụng Chỉ thị 16 trong 22 ngày.
Đến nay TP HCM đã trải qua 37 ngày giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 từ 0h ngày 31/5. Riêng quận Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12 đã có 14 ngày giãn cách theo Chỉ thị 16. Tinh thần của Chỉ thị 16 là "gia đình cách ly với gia đình, thôn bản cách ly với thôn bản, xã cách ly với xã, huyện cách ly với huyện, tỉnh cách ly với tỉnh".
Chỉ thị 16 còn yêu cầu các phân xưởng, nhà máy sản xuất đảm bảo khoảng cách an toàn, lao động đeo khẩu trang, thực hiện khử trùng, diệt khuẩn. Người dân nên ở nhà, chỉ ra ngoài nếu thật sự cần thiết như mua thực phẩm, thuốc men, cấp cứu; hoặc làm việc tại nhà máy, cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết y🔯ếu (n𝔍hững nơi không bị đóng cửa, dừng hoạt động).
Mọi người phải giữ khoảng cách tối thiểu 2 m khi giao tiếp; không tập t💧rung quá 2 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; dừng di chuyển từ vùng dịch đến địa phương khác; cơ bản dừng hoạt động vận chuyển hành ꧂khách công cộng.
Ngoài các chuỗi lây nhiễm trước đây, TP HCM đang ghi nhận 11 ổ dịch phức tạp, nhiều ca nhiễm, nằm khắp quận huyện. Từ 6h ngày 6/7 đến 6h ngày 7/7, thành phố ghi nhận 1.693 ca nhiễm, trong đó 212 ca tầm 📖sಌoát, sàng lọc tại bệnh viện và 682 trường hợp đang điều tra, bổ sung thông tin.
Hữu Công