Thông tin được ông Thượng nêu tại buổi làm việc với đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống dịch, thực hiện chính sách về y tế cơ sở, y tế dự phòng, chiều 3/3.
Người đứng đầu y tế thành p😼hố cho biết khi tình hình dịch vừa ổn định, ngành y tế đã tham mưu UBND TP HCM cho phép phân bổ các máy móc, trang thiết bị y tế về các bệnh viện để sử dụng, chỉ giữ một số lượng tố𝕴i thiểu cho Bệnh viện dã chiến số 13.
"Tuy nhiên, rất khó để xác định giá trị tài sản để chuyển thành tài sản công vì các thiết bị được hỗ trợ không có hóa ♑đơn, sổ sách", ông Thượng nói, thêm rằng Quốc hội có thể "yên tâm là giá khám, chữa bệnh hiện tại của người dân chưa tính khấu hao số máy móc này".
Cùng quan điểm, ông 🎀Lê Duy Minh, Giám đốc Sở tài chính TP HCM, cho biết nhiều trang thiết bị được viện♉ trợ không kèm hóa đơn, chứng từ.
"Ngành y tế chỉ tiếp nhận, nên khi đánh giá tài sản, nguồn gốc, từ đó so sánh, đối chiếu để có giá sản phẩm tương tự cũng rất khó", ông Minh nói, thêm rằng Sở Tài chính đã xin ý kiến từ ♏Bộ để được hướng dẫn vấn đề🌱 này.
Ông Minh cho biết hiện UBND TP HCM đã chỉ đạo các sở, ngành cũng như các đơn vị địa phương lập danh mục tài sản để gửi về Sở T🐽ài chính. Từ đó sẽ có những đánh giá ban đầu để thiết lập ghi nhận những tài sản tăng lên của𒆙 tài sản công.
Tại buổi làm việc, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịc💦h UBND TP HCM cũng nhận địn🐲h bối cảnh dịch diễn ra bất ngờ kéo theo nhiều nhu cầu phát sinh, từ đó gây khó cho kiểm toán, quyết toán trước, trong và sau dịch.
Theo ông Mãi, lãnh đạo thành phố đã có chỉ đạo duyệt quyết toán, thống kê các vật tư, trang thiết bị được tài trợ từ cuối năm 2021. Theo đó, nơi nào sử dụng thì tiếp tục sử dụng nhưng phải kiểm kê đưa vào tài sản, nơi nào không sử dụn🍷g phải làm kế hoạch điều chuyển, báo cáo và cập nhật.
"Thành phố cũng yêu cầu nhanh chóng hệ thống lại các chi p🔯hí cho phòng c🥀hống dịch để quyết toán", ông Mãi cho hay.
Giữa năm 2021, khi TP HCM phải đối mặt đợt dịch Covid nghiêm trọng, các đơn vị phòng chống dịch đã nhận được thuốc, vật tư y tế, máy móc từ các nguồn tài t💫rợ và mua sắm từ nguồn ngân sách.
Thống kê hiện nay cho thấy thành phố còn tồn một lượng thuốc trị giá khoảng 2,3 tỷ đồng nhưng không thể sử dụng, lý do khó điều trị cho bệnh 🃏khác hoặc vướng mắc trong thanh toán bảo hiểm y tế.
Số trang thiết bị còn tồn là hơn 1.300 máy HFNC (máy thở oxy), hơn 4🅠.000 máy tạo oxy, gần 270 máy thở các loại... Ngoài ra là hàng nghìn bộ xét nghiệm nhanh, khẩu trang, đồ bảo hộ.
Ghi nhận khó khăn và những kiến nghị của UBND TP HCM, ông Nguyễn Khắc Định, Phó chủ tịch Quốc hội, Trưởng đoàn giám sát kết luận buổi làm việc, cho biết đ♛oàn sẽ tiếp tục làm việc với Chính phủ.
"Dù bối cảnh dịch bệnh đã chuyển về trạng thái bình thường mới, nhưng sẽ nhìn lại với con mắt lịch sử để đánh giá tình hình chống dịch. Cá nhân, ⛦cơ quan nào làm đúng vẫn phải tuyên dương, nhưng làm sai phải phạt", ôngꦦ Định nói.
Bên cạnh đó, đoàn giám sát đề nghị TP HCM quyết liệt khắc phục ꦫnhững tồn tại sau dịch, đặc biệt quyết toán những khoản còn tồn đọng. Những văn bản Quốc hội đã quyết định, đoàn đề nghị thành phố triển khai nhanh, không đợi kết quả giám sát.
Sáng cùng ngày, khi làm việc với đoàn giám sát, Phó giám đốc Sở Y tế Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết nhiều bác sĩ, bệnh viện đang cảm thấy "không công bằng" k▨hi phải kiểm điểm về những quyết định mua sắm y tế trong th♈ời gian chống chọi Covid-19.
Ông Châu kiến nghị hoàn thành chính sách khung pháp lý trong công tác mua sắm thuốc, nhằm mua được hàng hóa có chất lượng với giá cả hợp lý thay cho mục tiêu mua với giá rẻ nhất. Đặ🅠c biệt, có quy định, hướng dẫn cụ thể trong trường hợp phòngꦫ, chống dịch.
Mỹ Ý