Ông Nguyễn Hữu Hiệp, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy TP HCM phát biểu như trên, tại cuộc giao ban trực tuyến giữa Phó thủ tướng Vũ Đức Đam với "Sở Chỉ huy chống dịch TPHCM", sáng 12/7.
Ngoài 11 khu cách ly tập trung hiện tại, thành phố đang chuẩn bị đưa vào 5 khối nh♕à chung cư phục vụ tái định cư ở Thủ Thiêm để lập bệnh viện dã chiến 18.000 giường và 6.000 chỗ cách ly tập trung; chấn chỉnh việc cung cấp suất ăn cho các khu cách ly, bệnh viện dã chiến; công tác xử lý rác thải bảo đảm không ùn ứ, nhất là rác thải nguy hại.
Thành phố cũng đã có văn bản kiến nghị Bộ Y tế tháo gỡ khó khăn trong mua sắm 18 loại vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch🐻.
Phó thủ tướng lưu ý, từ thực tế ghi nhận số ca nhiễm lớn trong các khu cách💖 ly tập trung, khu phong tỏa, cần xem xét lại việc chống lây nhiễm chéo, bảo đảm giãn mật độ tối đa.
Bên cạnh đó, công sܫuất các khu cách lyꩵ tập trung đã đạt khoảng 70%, vì vậy, thành phố cần tính toán thêm phương án cách ly F1 tại nhà.
Ông Nguyễ꧃n Hữu Hiệp nói thành phố đa🅰ng triển khai kịch bản cách ly F1 tại nhà, khách sạn trong tình huống có 20.000 F0 và 200.000 F1.
"Thành phố mong muốn Bộ Y tế tháo gỡ, điều chỉnh một số điều kiện để cách ly F1 tại nhà ở các khu chung cư, nhà xây mới ༺bảo đảm điều kiện, có sự tham gia giám sát của 17.000 tổ COVID cộng đồng...; còn những ngõ, hẻm nhỏ, khu nhà trọ tập trung đông dân cư꧃ thì phải đưa các F1 đi cách ly tập trung để bảo đảm an toàn dịch bệnh", ông Hiệp nói.
Phó thủ tướng cho biết ông nhận được nhiều ý kiến cho rằng việc cách ly F1 tại nhà là một bước tiến, nhưng cần tiếp tục xem xét điều chỉnh tiêu chí, điều kiện quy định hiện nay. Việc này ông đã giao và Bộ Y tế cần khẩn trương cùng với TP HCM bàn, căn cứ tình hình thực tiễn để có hướng dẫn mới phù hợp, tinh thần hiệu quả là tr💛ên hết.
Trong công tác điều trị, TPHCM cầ🌊n có sự điều chỉnh từ chiến lược hạn chế số ca F0 sang hạn chế trường hợp tử vong, theo dõi rất sát các F0 không có triệu chứng đang điều𒅌 trị trong các bệnh viện dã chiến, không để nặng lên.
Việc triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19, các chuyên gia y tế lưu ý người tiêm vaccine sau vài tuần mới sinh kháng thể có tác dụꦰng bảo vệ. Vì vậy, kế hoạch tiêm của TP HCM cần xem xét, ngoài các lực lượng nòng cốt trong chống dịch, phục vụ phân phối hàng hoá, nhu yếu phẩm cho người dân, không nhất thiết tập trung vào những vùng dịch đang lây nhiễm cao mà thay vào đó là những vùng đệm an toàn, những nhà máy tổ chức sản xuất an toàn.
Về di chuyển trong thời gian cách ly xã hội, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP HCM, cho biết đã𓃲 nhận được phản ánh của người dân liên quan đến phiền hà do phải dùng giấy xét nghiệm âm tính khi di chuyển trong thành phố. Ông nêu quan điểm, do đã thực hiện Chỉ thị 16 toàn thành phố, nên quy định này khôn🉐g cần thiết. Thành phố sẽ chỉ đạo để giảm phiền hà cho người dân.
Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng giải pháp kiểm ꦺsoát người ra vào bằng giấy xét nghiệm âm tính có tác dụng phòng chống dịch ở mức nhất định, nếu được tổ chức tốt. Trong điều kiện TP HCM 🌠và các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16, Bộ Giao thông Vận tải cần nghiên cứu, điều chỉnh việc kiểm soát người từ vùng dịch vào vùng an toàn, tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa.
Đến nay, TP HCM đã lập 12 chốt kiểm soát ở cửa ngõ ra vào; 144 chốt🧸 cấp quận, huyện; 400 chốt tại 312 phường/xã/thị trấn. Tình hình tại các chốt kiểm soát đã ổn định, mật độ giao thông giảm mạnh. Thành phố đã cấp mã vận tải hàng hóa cho 5 đơn vị với 2.800 xe ra, vào các cảng, khu công nghiệp; chủ động phân luồng xanh, điều tiết từ ꧒xa bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt.
Về duy trì sản xuất an toàn, lãnh đạo thành phố cho biết, có 42/128 doanh nghiệp tại khu chế xuất, khu công nghiệp (KCN) đăng ký phương án vừa cách ly, vừa 🎐sản xuất. Những doanh nghiệp này đã chuẩn bị nhiều khu đất trống, nhà xưởng chưa sử dụng để phục vụ công nhân ăn, ở, sinh hoạt.
Theo Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức, về mức độ ứng phó với dịch bệnh, hiện có 3 nhóm doanh nghiệp. Thứ nhất, những doanh nghiệp sẵn sàng vừa sản xuất, vừa cách ly. Thứ hai, những doanh nghiệp có nhu cầu duy trì sản xuất ở mức độ nhất định, tuy nhiên khó khăn là kiểm soát quá trình di chuyển của công nhân từ nơi ở đến nơi làm việc an toàn. Thứ ba, là những doanh nghiệp dừng hoạt động hoàn toàn trong 🅺thời gi🌼an cách ly xã hội.
Từ dữ liệu gần 1.400 người có triệu chứng, đang làm việc tại các KCN, khu chế xuất, Phó thủ tướng cho rằng ♏tổ chức các nhà máy an toàn là vấn đề cấp bách.
Đến nay, TP HCM đã từng bước kiểm soát việc thực hiện giãn cách với địa bàn dân cư; hệ thống lưu thông, phân phối hàng hóa; quá trình di chuyển đến nơi làm việc theo quy trình khép kín. Thời gian tới, thành phố cần phân loại các doanh nghiệp có đơn hàng gấp cần tổ chức vừa sản xuất, vừa cách ly; có biện pháp quản lý công nhân từ𓂃 nơi ở đến nơi làm việc.
Về cung cấp lương thực, thực phẩm cho người dân, Giám đốc Sở Công Thương Bùi Tá Hoàng Vũ thông tin, các đơn vị đang triển khai nhiều kênh để đáp ꦫứng nhu cầu cho người nghèo. Tại các siêu thị, sức mua tăng 10%, hàng hóa đẩy đủ, được niêm yết giá công khai. Thành phố khai trương lại "siêu thị mini 0 đồng" tại 6 điểm, cung cấp nhu yếu phẩm cho 16.000 người nghèo.
Đến trưa 12/7, TP HCM ghi nhận 14.435 ca nhiễm C⛎ovid-19, cao nhất cả nước trong đợt dịch thứ tư.𒉰 Thành phố bước sang ngày thứ 4 cách ly xã hội theo Chỉ thị 16.