Khu nhà tái định cư ở quận 12 trở thành "Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 3", quy mô 3.000 giường. Khu nhà t🍷ái định cư ở huyện Bình Chánh thành "Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 4", cùng quy mô ༒3.000 giường.
Trước 🧔đó, ngày 4/7, ngành y tế thành phố đã triển khai "Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 2" với quy mô 2.000 giường, chuyển đổi từ khu nhà tái định cư ở quận 12.
Theo Sở Y tế TP HCM, đây là các khu nhà tái định cư của thành phố chưa đưa vào sử dụng hoặc chưa đấu giá. Trước đó, thành phố cũng tận dụng cơ sở hạ tầng sẵn có là hai ký túc xá thuộc Đại học Quốc gia TP HCM, lập "Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 số 1", với hai cơ sở, quy mô 4.000 giường, hoạt động hơn 10 ngày 🐼qua.
Như vậy, trong 2 tuần qua, thành phố lập tổng cộng 4 bệnh viện dã chiến với tổng 12.000 giường, tiếp nhận các trường hợp mới mắc꧃ hoặc đang được cách ly (F1) không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Ước tính, số ca không triệu chứng hoặc nhẹ chiếm kꩲhoảng 80% bệnh nhân Covid-19 tại TP HCM.
Ngoài ra, thành phố có 5.000 giường của các bệnh viện được chuyển đổi công năng chuyên tiếp nhận và điều trị Co🧜vid-19, trong đó một số bệnh viện chuyên điều trị bệnh nhân nặng.
Sở Y tế TP HCM cho rằng 4 bệnh viện dã chiến vừa đáp ứng yêu cầu thực tế vừa giảm tải cho các bệnh viện đã chuyển đổi công năng, theo kế hoạch ứng phó Covid-19 với k𒁃ịch bản 15.000 ca mắc tౠrên địa bàn thành phố.
Hàng trăm chi𓄧ến sĩ thuộc Bộ Tư lệnh TP HCM cùng hàng nghìn nhân viên y tế, gồm các bác sĩ, điều dưỡng đang công tác tại các bệnh viện, được điều động luân phiên đến 4 bệnh viện dã chiến này. Thời gian mỗi đợt luân phiên là 4 tuần. T🥃rong thời gian luân phiên, các y, bác sĩ ở tại các bệnh viện dã chiến, không trở về nhà.
Trung tâm Cấp cứu 115 TP HCM bố trí các kíp cấp cứu và xe cấp cứu thường trực tại các bệnꦯh viện dã chiến để kịp thời vận chuyển người bệnh chuyển nặng đến các bệnh viện chuyên tiếp♈ nhận điều trị Covid-19. Trung tâm 115 cũng điều phối xe vận chuyển chuyên dùng phục vụ chống Covid-19 đến các điểm cách ly tạm để vận chuyển người bệnh (F0) đến các bệnh viện dã chiến.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các trung tâm y tế lựa chọn bệnh viện dã chiến phù hợp, cò🧸n sẵn giường trống để chuyển ngay các trường hợp F0 vừa mới phát hiện.
Sở Y tế TP HCM dùng công cụ das𝓡hboard để quản lý về tình hình sử dụng giường tại các bệnh viện dã chiến và các bệnh viện được phân công điều trị Covid-19. Thông qua dashboard, các trung tâm y tế nhanh chóng lựa chọn bệnh viện phù hợp, còn sẵn giường trống để liên hệ Trung tâm Cấp cứu 115 chuyển ngay các F0 vừa mới phát hiện đến.
Ngành y tế TP HCM dự báo số ca mắc còn tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới, khi tình hình dịch bệnh vẫn còn d🌳iễn biến phức tạp.
Hiện, thành phố áp dụng mô hình tháp ba tầng trong điều trị bệnh nhân Covid. Trong đó, các bệnh viện chuyên trách hồi sức cấp cứu chuyên sâu đối với bệnh nhân nặng và nguy kịch (tương ứng tầng ba của mô hình "tháp ba tầng"). Cꦛác bệnh viện điều trị bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng, có hoặc không có kèm bệnh lý nền (tương ứng tầng hai của hình tháp). Tổng công suất là 5.000 giường.
Sở Y tế TP HCM hôm qua yêu cầu các bệnh viện rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, số giường hồi sức cấp cứu, sẵn sàng đáp ứng kịch bản 500 ca nặng.⛦ 9 bệnh viện TP HCM, tính đến ngày 6/7, điều trị🦹 279 bệnh nhân nặng, trong đó 6 trường hợp cần can thiệp ECMO.