Số tiền 1ꦯ4.000 tỷ mất trắng vì kẹt xe ở TP HCM bằng gần một nửa thu ngân sách nội địa năm 2006 của TP HCM, tương đương với mức thiệt hại vì cúm gia cầm cả nước năm 2005 và đủ dùng để xây dựng hệ thống thủy lợi cho toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2006-2010.
Làm việc với đoàn giám sát Ủy ban quốc phòng và an ninh Quốc hội hôm 20/9, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân miêu tả, hiện trạng ùn tắc đường ở TP HCM như kiến vỡ tổ, nếu nhìn từ trên cao xuống. "✃Mỗi người dân mất 15 phút vì kẹt xe, nhân với hàng triệu con người, thành phố sẽ biết lãng phí khủng khiếp", ông chủ tịch thành phố bức xúc.
Kẹt xe TP HCM vẫn đang tiếp diễn vào 5-6h chiều mỗi ngày. Ảnh: K.C. |
Nguyên nhân chính của tình hình kẹt xe, ùn tắc đường thời gian gần đây được Sở Giao thông công chính TP HCM đánh giá do nhiều yếu 𒁃tố: lượng phương tiện giao thông tăng cao; các công trình xây - sửa đường triển khai hàng loạt và chậm cản trở việc đi lại; xe buýt được quá ưu tiên nên chạy "như xe máy"; phân luồng tuyến chưa hợp lý; tình trạng lấn chiếm lòng lề đường...
Giám đốc Sở Trần Quang Phượng 🌳cho biết, trước mắt sẽ tập trung cải tạo ngay các điểm ùn tắc giao thông để giải tỏa lượng xe ùn 🐈ứ. Phân luồng đường một chiều sẽ được nghiên cứu tiếp tục triển khai. Hoạt động của xe buýt cũng được điều chỉnh lại, phân luồng tuyến và đấu thầu để phục vụ khách tốt hơn. Tuy nhiên, với những giải pháp này, ông giám đốc Sở Giao thông công chính cũng chỉ có thể cam đoan: "ùn tắc sẽ được cải thiện".
Chạy đua chống kẹt xe
Kẹt xe bùng phát trên diện rộng có thể đẩy TP HCM đến chỗ thiếu lực lượng điều tiết giao thông. Giám đốc Xí nghiệp phục vụ công cộng, Thanh niꩵên xung phong TP HCM, Lăng Nguyễn Thanh Vũ chiều qua cho biết, đơn vị này đã 🌃tung toàn bộ lực lượng để tham gia điều tiết giao thông trên các điểm nóng từ hơn 1 tuần nay. Toàn bộ quân số 500 người của Thanh niên xung phong đã phải tăng ca 100% túc trực ở những nơi thường xảy ra ùn tắc. "May mà chỉ kẹt xe vào giờ cao điểm, không thì các trật tự viên đến kiệt sức vì phải liên tục đứng ngoài đường", ông Vũ cho biết. Thanh niên xung phong giới hạn quân số, nên không thể tăng thêm lính. Hồi tuần trước trao đổi với VnExpress, Phó phòng Cảnh sát giao thông TP HCM Võ Văn Vân cũng khẳng định, công an đã phải tung hết lực lượng để điều khiển giao th🥂ông, giải tỏa ùn tắc. Song địa bàn rộng, nhiều điểm kẹt, phải chia quân cho các hoạt động kiểm tra khác như đội mũ bảo hiểm, học sinh đi xe máy..., cảnh sát cũng khó có thể có mặt 24/24h trên tất cả tuyến đường. |
Sở Giao thông công chính vừa đệ trình UBND thành phố một kế hoạch chống ùn ꧟tắc giao thông với nhiều phương án. Dự kiến, ngày 22/9, lãnh đạo thành phố sẽ họp để xem xét các giải pháp này.
Theo đó, Sở đề xuất tăng thê♎m một luồng xe nữa ở các đoạn đường một c൩hiều rộng từ 8 m trở lên và thường có hiện tượng dòng ôtô dừng chờ kéo dài qua giao lộ. Đường 2 luồng xe thông thường sẽ chuyển thành 2 luồng ôtô rộng mỗi làn 3 m và một luồng xe 2 bánh, dùng vạch đứt khúc để phân chia luồng. Phương án được Sở cho là khả thi và có thể xúc tiến một cách nhanh chóng nhất, bước đầu sẽ thực hiện xong khu vực trung tâm quận 1 và 3; các quận còn lại sẽ triển khai trong quý IV.
Thành phố cũn💜g sẽ nghiên cứu áp dụng vành đai hạn chế các loại ôtô trên 16 chỗ ngồi lưu thông, không chở khách trong giờ cao điểm buổi chiều từ 16h30 đến 19h. Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm trên địa bàn thành phố như: dự án nâng cấp mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Ngh꧃ĩa - Nguyễn Văn Trỗi, dự án cầu Nguyễn Văn Cừ, dự án Cầu Thủ Thiêm, dự án sửa chữa thay thế cống vòm khu vực trung tâm thành phố…
Sở đề xuất cấm môtô và ✱xe gắn máy lưu thông trê☂n 1-2 tuyến đường trong khu vực trung tâm thành phố nhằm giảm ùn tắc giao thông đô thị.
Một trong những thủ phạm ùn tắc giao thông là tình trạng chậm rùa bò của các công trình xây dựng hạ tầng. Do đó, TP HCM sẽ xử phạt nghiêm đối với các công trình vi phạm, đồꦇng thời buộc 🌠tái lập ngay mặt đường để đảm bảo an toàn giao thông.
Thiếu bộ chỉ huy tập trung
Trao đổi với VnExpress chiềꦗu 20/9, Hiệu trưởng Đại học Quốc Tế Hồ Thanh Phong - một chuyên gia nghiên cứu về ùn tắc giao thông và đã có nhiều đề án đề nghị TP HCM triển khai để giải quyết kẹt xe từ năm 1999 đến nay - cho rằng, giải pháp mà Sở Giao thông công chính đề xuất cũng 🧸như áp dụng hiện nay chỉ mang tính tạm thời. Trong khi đó, theo ông Phong, cơ bản là quản lý giao thông của TP HCM hiện chưa được tốt mà điểm đặc biệt là thiếu một Bộ chỉ huy tập trung, đầu não.
Kẹt ở cả các vòng xoay giao thông. Ảnh: K.C. |
TP HCM đã lập được bản đồ các điểm nóng ùn tắc giao thông, nhưng theo ông hiện chỉ mới có sự phối hợp chưa đầy đủ của cảnh sát giao thông, thanh niên xung phong tại các điểm nóng. Ông Phong hình dung một bộ chỉ huy tiền phương ngồi trước bản đồ điện nhấp nhá▨y. Kẹt chỗ nào, người trực tại đó sẽ gọi điện báo để Bộ chỉ huy tung quân giải tỏa ngay. "Tôi tin là tình trạng kẹt bùng phát hiện nay nếu trước mắt áp dụng cách này thì 1 tháng sau giải quyết hết ùn tắc", ông Phong khẳng định.
Đối với việc phân luồng giao thông, ông Phong cho rằng là một giải pháp tối ưu nhưng chưa đủ để giải quyết ùn tắc vì chỉ có hiệu quả cục bộ trên 1 tuyến đường nào đấy. Lấy ví dụ như cách phân luồng 2 đường Võ Văn Tần và Nguyễn Thị Minh Khai từ 3 tháng nay giúp 2 tuyến này thông thoáng hơn nhưng lại gây kẹt ở các phố xung quan🐬h... Đườn🃏g Cách Mạng tháng 8 thời gian qua bị ùn tắc giao thông là một ví dụ.
Sử dụng kỹ thuật mô phỏng trên máy tính để nghiên cứu các giải pháp chống ùn tắc giao thông, Phó giáo sư Tiến sĩ Hồ Thanh Phong đề xuất các phương án lâu dài là tăng hạ tầng cơ sở🐈 bằng cách xây thêm những đường vượt, tối ưu hóa phân luồng bằng cách tính toán thời gian xe dừng đèn đỏ, vận tốc được đi, luồng được phép lưu thông như rẽ trái, phải; bố trí đèn đỏ điều khiển giao thông ở các vòng xoay...
Dự kiến tháng 11, đề án chống ùn tắc gia😼o thông 🗹do nhóm của ông Hồ Thanh Phong nghiên cứu sẽ báo cáo cho Sở Khoa học công nghệ TP HCM.
Phan Anh - Kiên Cường