Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong vừa giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc đề xuất phân khu chức năng của phố đi bộ N💝guyễn Huệ (quận 1) và bố trí thêm đài phun nಞước, hệ thống chiếu sáng.
Đồng thời, Sở cần nghiên cứu điều chỉnh và bố trí hợp lý các khu vực vệ sinh, thùng rác, ghế ngồi, quầy bán nước tự độ♋ng, khu vực ẩm thực đường phố, bãi giữ xe... phục vụ khách tham quan khi thành phố tổ chức sự kiện lớn tập trung đông người.
Sở Quy hoạch - Kiến trúc cũng được yêu cầu nghiên cứu kết nối không gian tổng thể của phố đi bộ Nguyễn Huệ với khu vực꧑ công viên trước Nhà hát thành phố và trục đường Lê Lợi, kết nối không gian các trục đường Nguyễn Huệ - Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi.
Để chuẩn bị nâng cấp cảiꦿ tạo đường Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Lê Lợi đến Công viên bến Bạch🥂 Đằng), UBND thành phố cũng yêu cầu Ban Quản lý phố đi bộ Nguyễn Huệ báo cáo quá trình hoạt động của tuyến phố này sau hơn 3 năm khánh thành.
Đường Ngꦿuyễn Huệ dài 670 m, rộng 64 m bắt đầu từ công viên Bạch Đằng đến trụ sở UBND TP HCM được đầu tư thành quảng trường đi bộ đầu tiên của Việt Nam, mang phong cách hiện đại với tổng số vốn 430 tỷ đồng.
Từ khi k๊hánh thành (tháng 4/2015), mỗi ngày có cả nghìn người đến vui chơi, chụp ảnh. Đây cũng trở thành nơi tổ chức các lễ hội đường phố, diễu hành; đường hoa hàng năm.
Tuy nhiên, sau một năm đưa vào sử dụng, phố đi bộ Nguyễn Huệ bị xuống cấp, loại đá granit được lát trên mặt đường ở phố đi bộ được cho có độ bền trăm năm đang vỡ, bong tróc ở một số nơi. Hàng loạt đèn 🍨led lắp dưới gốc cây tạo hiệu ứng ánh sáng ban đêm 🙈bị thụt sâu xuống khung bảo vệ bằng sắt, một số khác hư hỏng, tạo khoảng hở trông khá nguy hiểm. Ngoài ra, rất nhiều nắp cống, hố ga lồi lõm trong công trình nổi tiếng của cả nước.
Vì vậy, giữa năm 2016 TP HCM đã cho tạm dừng hoạt động tuyến phố này trong mꦉột tuần để sửa chữa.
Hữu Nguyên