Nội dung được nêu trong báo cáo của UBND TP HCM vừa gửi Thủ tướng về vướng mắc trong xử ✱lý các khoản vay tín dụng ưu đãi thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về giảm ng☂hèo bền vững.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc👍 gia về giảm nghèo bền vững, nhóm thuộc diện chính sách ở TP HCM như người nghèo, dân bị thu hồi đất được vay vốn tạo việc làm từ ngân sách địa phương và Quỹ quốc gia về tạo việc làm. Nguồn vốn được ủy ꧟thác qua Ngân hàng chính sách xã hội.
Theo chính quyền TP HCM, Chính phủ có quy định về các trường hợp vay vốn được xóa nợ (mất khả năng lao động vĩnh viễn; thiệt hại🧔 tài sản vì thiên tai,ꦏ dịch bệnh...). Địa phương cũng có nhiều khoản vay khó thu hồi nhưng không đáp ứng được tiêu chí.
Cụ thể, Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh TP HCM thống kê có gần 4.000 hồ sơ vay 82 tỷ đồng qua nhiều năm xử lý nhưng không thể thu hồi, cũng không đáp ứng tiêu chí xóa nợไ theo quy định hiện nay.
Các trường h♔ợp trên rơi vào người vay 🅷hoặc có thành viên trong hộ gia đình đã chết, mắc bệnh tâm thần và hiểm nghèo, mất năng lực hành vi dân sự... Các hộ vay vốn để sản xuất kinh doanh nhưng do trình độ, nhận thức hạn chế dẫn đến thua lỗ nhiều năm, vốn vay hao hụt thậm chí mất 100%, không có khả năng trả nợ. Người vay rời khỏi địa phương, vắng mặt lâu năm, đi tù...
Từ thực tế trên, UBND TP HCM đề xuất Thủ tướng cho phé♋p địa phương xử lý các khoản nợ bị rủi ro mà nguyên nhân phát sinh từ các yếu tố đặc thù từ ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách x🃏ã hội.
Tính đến tháng 6 n💟ăm nay, TP HCM gần 21.500 hộ nghèo, cận nghèo với gần 87.000 nhân khẩu. So với cả nước, tiêu chí chuẩn nghèo và cận nghèo của TP HCM cao hơn. Hộ gi😼a đình được xác định nghèo khi thu nhập của mỗi cá nhân trong hộ dưới 46 triệu đồng mỗi năm (tiêu chuẩn quốc gia là 24 triệu đồng) và thiếu hụt 13 chỉ số như bảo hiểm, y tế, giáo dục... (tiêu chuẩn quốc gia là 12). Giai đoạn 2021-2025, thành phố đặt mục tiêu giảm nghèo thông qua hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao thu nhập... với tổng kinh phí thực hiện hơn 13.200 tỷ đồng.
Lê Tuyết