Thời gian qua, nhiều người dân sống gần khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp (huyện Củ Chi) đã phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường vì mùi hôi thối nồng nặc từ bãi chôn lấp rác. Sau những hôm 🐠trời mưa, nếu đứng ngoài quốc lộ 22, cách bãi rác tới 2-3 km vẫn ngửi thấy mùi hôi. Không chỉ không khí, nguồn nước nơi đây cũng bị ô nhiễm trầm trọng, các dò🎐ng kênh nước đã chuyển sang màu đen.
Theo kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các bãi chôn lấp và khu liên hợp xử lý chất thải rắn do Ban quản lý các khu liên hợp xử lý chất thải thành phố (MBS) thực hiện trong năm 2013, chất lượng nước mặt một số khu vực xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Tây Bắc - Củ Chi bị ô nhiễm hữu𒀰 cơ và chất dinh dưỡng, sắt và vi sinh phát hiện có nhi𝕴ều thông số vượt nhiều lần mức độ cho phép.
Trước yêu cầu của ng๊ười dân, tháng 7/2013, lãnh đạo UBND TP HCM đã có chuyến kiểm tra và làm việc về tình hình hoạ꧑t động của Khu liên hiệp xử lý chất thải Phước Hiệp. Sau khi đi thực tế, Phó chủ tịch thành phố Nguyễn Hữu Tín chỉ đạo các sở ngành liên quan phải từng bước đóng cửa một số dự án tại khu xử lý chất thải này (trong đó có bãi chôn lấp số 3) để đảm bảo môi trường. Lượng rác thải hàng ngày sẽ được chuyển về Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước, huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, việc đóng cửa bãi rác mới xây dựng đã nảy sinh nhiều vướng mắc.
Dự án bãi chôn lấp số 3 (thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp) do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM (CITENCO) làm chủ đầu tư với kinh phí hơn🅺 976 tỷ đồng, quy mô chôn lấp khoảng 2.000 tấn mỗi ngày. Đây là dự án được thực hiện theo chủ trương của UBND thành phố để tiếp nhận, xử lý rác cho thành phố trong vòng 9 năm.
Hiện kinh phí đầu tư dự án đã đạt hơn 604 tỷ đồng và đã tiếp nhận xử lý rác sinh hoạt từ tháng 10/2013 với khối lượng rác khoảng 550.000 tấn. Đơn vị trực tiếp quản lý là Xí nghiệp Xử lý chất thải rắn (thuộc CITENCO) với🗹 quy mô 300 lao động.
Theo chủ đầu tư, trong trường hợp chấm dứt hoạt động của dự án thì 300 cán bộ, công nhân viên của Xí nghiệp Xử lý chất thải rắn sẽ mất việc và dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Vì công việc xử lý rác đối với họ đa phần là nghề "cha truyền con nối" qua nhiều thế hệ, khó có khả năng tìm được việc là🎉m khác để ổn định cuộc sống, có nguy cơ nghèo đói.
Bên cạnh đó, 1.500 cán bộ, công nhân của đơn vị chủ đầu tư là công ty CITECO cũng bị giảm thu nhập từ 8 triệu đồng/tháng xuống còn khoảng 4 triệu. Việc ngừng dự án còn ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp khác vì họ đã đầu tư khoảng 150 tỷ đồng để trang bị đội ngũ xe máy, thiết bị thực hiện công ꦍđoạn trung chuyển rác và xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác của bãi chôn lấp số 3.
Theo tính toán, nếu chấm dứt hoạt động dự án, thành phố phải bồi thường hơn 685 tỷ đồng ba⛦o gồm chi phí bồi thường phần công việc đã hoàn thành, bồi thường thiệt hại cho nhà thầu và chi phí hỗ trợ chuyển đổi việc làm cho người lao động bị mất việc. Trường hợp tiếp tục hoàn thành dự án để dự phòng cho nhu cầu chôn lấp rác thì thành 💦phố sẽ phải chi thêm hơn 850 tỷ đồng và hàng năm phải tiếp tục chi thêm hơn 20 tỷ đồng cho việc duy tu, bảo dưỡng...
Bên cạnh đó, Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM cho biết, hiện m🐼ỗi ngày có 260-280 chuyến xe chở rác (3.000 tấn/ngày) về Đa Phước và đã có hiện tượng ùn tắc giao thông từ quốc lộ 50 vào khu liên hợp. Nếu chuyển thêm 2.000 tấn rác mỗi ngày với số xe vận chuyển tăng lên khoảng 460-490 xe/ngày thì ùn tắc giao thông là khó tránh khỏi. "Điều này sẽ gây ùn ứ rác, ô nhiễm môi trường thứ cấp từ mùi rác do qu🐻á trình phân hủy ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt của khu dân cư quanh quốc lộ 50", lãnh đạo Sở Tài Nguyên - Môi trường lo ngại.
Dù gặp nhiều vướng mắc, song tại cuộc họp với các sở ngành mới đây, Phó chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Hữu Tín khẳng định, chủ trương của thành p🔯hố vẫn phải đóng cửa bãi chôn lấp số 3 để đảm bảo môi trường, đồng thời giao CITENCO lập đề án chuyển đổi lao động và một số vấn đề khác có liên quan. Trong thời gian xử lý dứt điểm, tạm thời cho bãi rác tồn tại và tiếp tục thực hiện hoàn thành các hạng mục còn đang dở dang để đưa vào dự phòng xử lý rác của thành phố khi cần.
Về lo𝓰 ngại ùn tắc giao thông khi chuyển rác về Đa Phước, ông Tín yêu cầu Sở Giao thông thành phố khẩn trương tổ chức phân luồng giao thông, nghiên cứu khả năng tận dụng giao thông thủy để vận chuyển rác về Đa Phước, chứ không phải duy nhất chỉ là đường bộ.
Trung Sơn