Chiều 7/11, tại buổi làm việc với Đoàn kiểm tra của Trung ương về công tác phòng, chống AIDS, ma túy và mại dâm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP HCM Trần Trung Dũng cho biết, 14 trung tâm cai nghiện của thành phố có thể tiếp nhận được từ 32.000 đến 33.000 người nghiện, nhưng trong năm nay chưa đưa được người nào vào vì vℱướng Luật xử lý vi phạm hành chính.
"Thay vì để người nghiện lang thang, thành phố đang kiến nghị cho phép đưa họ vào các trung tâm để quản lý,ꦿ cắt cơn giải độc và luân chuyển. Khi người nghiện được đưa vào đây, kinh phí ăn uống, nuôi dưỡng thành phố sẽ lo hết. Trong vòng 10-15 ngày từ khi có yêu cầu của xã, phường trung tâm sẽ ho🀅àn thành hồ sở để đưa đi cai", ông Dũng nói.
Theo người đứng đầu Sở Lao động, Thương binh và Xã ℱhội, hiện 2 trung tâm cai nghiện của thành phố là Bình Triệu và Nhị Xuân đã sẵn sàng cơ sở vật chất, công tác phân chia công năng phòng ốc, điều trị, cắt cơn, giải 🍬độc và lưu bệnh cũng đang thực hiện. Đội ngũ từ ban giám đốc tới bác sĩ, bộ máy, tất cả đều đã sẵn sàng tiếp nhận người nghiện. "Nếu được Quốc hội đồng ý cho làm thí điểm, đảm bảo sẽ thực hiện được ngay từ cuối tháng 11", ông Dũng khẳng định.
Bày tỏ quan ngại về an ninh trật tự của thành phố trước tình trạng người nghiện tràn lan, Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP HCM - cho biết, trên địa bàn h☂iện có 19.213 người nghiện. "Đây là con số thống kê còn trên꧃ thực tế có thể còn cao hơn rất nhiều", ông Minh nói.
Theo Thiếu tướng Minh, do vư🗹ớng mắc trong việc xử lý người nghiện nên hầu như công an phường rất ít lập biên bản vi phạm hành chính về sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy vì không biết lập xong rồi xử lý ra sao. Thế nên việc xử lý người nghiện chủ yếu do lực lượng cảnh sát hình sự thực hiện.
"Chưa kể đến hàng loạt vụ án chặt tay, giết người chặt xác... đều có liên quan đến ma túy. Trong khi đó hơn 75% người nghiện không có việc làm ổn định, không có thu nhập nên không thể đủ tiền để giải quyết cơn nghiện. Họ chỉ có thể sống bám gia đình hoặc chiếm đoạt tài sản, tạo áp lực 🐷rất lớn cho công an thành p♎hố", Tướng Minh nói và cho biết nếu vẫn để tình hình người nghiện tràn lan thì vào những dịp Tết, lễ 30/4 sắp đến sẽ rất khó để đảm bảo an ninh trật tự.
Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền ủng hộ Đề án quản lý người nghiện ma túy trong thời gian chờ thực hiện thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộ🌞c theo Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn TP HCM. Bà Chuyền cũng cho biết Thủ tướng rất quan tâm đề xuất của thành phố và sẽ có tờ trình gửi Quốc hội về vấn đề này.
"Tuy nhiên thành phố cần làm rõ Trung tâm tiếp nhận người nghiện sẽ hoạt động theo cơ chế nào, chế độ đối với các bộ ra sao? Trường hợp người nghiện đủ hồ sơ thì sẽ đưa đi cai nghiện bắt buộc, còn nếu không đủ th🌃ì xử lý thế nào? Bên cạnh đó, thành phố đề nghị điều trị người nghiện lang thang, không ♈có n♛ơi cư trú còn n𝔍gười 𝓰có nơi cư trú thì sao?", nữ bộ trưởng nêu vấn đề.
Về v🍒ấn đề này, ông Dũng cho biết ngành lao động, thương binh và xã hội thành phố hiện có 3.883 cán bộ, cô🧸ng chức, chỉ tính khối phòng chống cai nghiện là 800 người. Riêng ở trung tâm Bình Triệu có 90 biê𒊎n chế gồm ban giám đốc, 2 bác sĩ và các y tá, y sĩ. Số cán bộ này đã làm ở lĩnh vực này lâu năm và lương ngân sách lâu nay vẫn đảm bảo.
Kết thúc cuộc họp, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho rằng phòng chống tệ nạn xã hội rất q🏅uan trọng nên Chính phủ đã lập ban chỉ đạo Quốc gia về vấn đề này. Trong đó, TP HCM và Hà Nội là hai địa bàn trọng điểm, tội phạm phần đông là từ người nghiện nên cần có biện pháp hạn chế để không ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Bộ trưởng cho biết sẽ tiếp thu ý kiến của TP HCM để tiếp tục tham mưu cho Thủ tướng. Song, theo bà Chuyền, thành phố cần chuẩn bị thật kĩ để khi được cho phép có thể thực hiện thành công Đề án. "Tránh khi có nghị quyết lại vướng, không thực hiện được. Cần có quy chế quản lý rõ ràng, quy trình chức năng cụ thể.💧 Hy vọng trên cơ sở này Quốc hội sẽ cho phép thành phố thực hiện thí điểm", bà Chuyền cho ⭕biết
Ngày 7/11, Chủ tịch UBND TP HCM Lê Hoàng Quân đã ký quyết địn🧜h thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án quản lý người nghiện ma túy (trong thời gian chờ thực hiệnꦕ thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính) gồm 36 thành viên do ông Hứa Ngọc Thuận, Phó Chủ tịch thành phố phụ trách khối Văn - Xã, làm trưởng ban. Ban chỉ đạo có nhiệm vụ tổ chức triển khai thực hiện đề án quả﷽n lý người nghiện ma túy trong thời gian chờ thực hiện thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn thành phố. Đồng thời, tổ chức kiểm tra, gi𒅌ám sát các sở, ngành, quận, huyện, các cơ quan đơn vị và các tổ chức đoàn thể xã hội có liên quan trong việc thực hiện đề án, giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện. |
Hữu Công