Chiều 27/5, Sở Y tế họp với các cơ quan liên quan, thống nhất sẽ triển khai xét nghiệm nhanh kháng nguyên cho các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn thành phố. C𝓰ác cơ sở y tế sẽ được triển khai thực hiện test nhanh sau khi báo cáo Sở Y tế về năng lực thực hiện test của mình.
Phương pháp test nhanh kháng nguyên nhằm sàng lọc những người có nguy cơ cao. Kết quả test có sau 15 phút, độ chính xác 70-75%. Xét nghiệm nhanh phát hiện kháng nguyên nCoV "khôn🅠g dùng để thay thế cho xét nghiệm RT-PCR", mà chỉ dùng để hỗ trợ trong việc giám sát, phát hiện, chẩn đoán mắc Covid-19. Điều này đã được Bộ Y tế nhiều lần nhắc lạ✅i.
Tại TP HCM, test nhanh kháng nguyên được chỉ định làm xét nghiệm định kỳ cho nhân viên y tế, người chăm sóc, nhân viên phục vụ, n🐻gười bệnh đang điều trị nội trú tại các khoa khám bệnh, cấp cứu, truyền nhiễm, thận nhân tạo. Họ sẽ được test khi không có biểu hiện lâm sàng của Covid-19 (sốt, ho, đau họng, khó thở, giảm vị giác...) và đang không trong quá trình điều trị Covid-19. Ngoài ra còn có người bệnh đến các cơ sở khám chữa bệnh mà cần phải can thiệp điều trị sớm, như cấp cứu, phẫu thuật.
Sở Y tế đặc biệt lưu ý "test nhanh kháng nguyên không được áp 𝓀dụng với các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 có yếu tố dịಞch tễ và biểu hiện lâm sàng".
Sau khi thực hiện test nhanh kháng nguyên, nếu mẫ𝓡u bệnh phẩm có kết quả dương tính, các cơ sở y tế phải báo ngay với Trung tâm y tế trên địa bàn để triển khai sớm các biện pháp phòng chống dịch và thực hiện xét nghiệm khẳng định bằng RT-PCR.
Nếu kết quả âm tính, vẫn chưa đủ để khẳng định người được xét nghiệm không mắc Covid-19. Do đó, cần tiếp tục thực hiện các biện pháp chống dịch, như 5K. Những người🏅 này tiếp tục được theo dõi và xét nghiệm theo quy định.
Trong khi chờ Bộ Y tế hướng dẫn chi tiết các điều kiện để triển khai, Sở đề nghị các cơ sở khám, chữa bệnh khi triển khai test nhanh phải tuân thủ các điều kiện như, phải được cơ quan thẩm quyền cấp phép thực hiện test nhanh. Đối ꦫvới việc lấy mẫu phải được thực hiện tại khu vực cách ly hoặc buồng cách ly riêng biệt; kỹ thuật xét nghiệm nhanh cũng phải thực hiện trong phòng xét nghi𒆙ệm đảm bảo an toàn sinh học đối với tác nhân nCoV, tránh lây nhiễm cho người và môi trường.
Ngoài ra, nhân sự thực hiện test nhanh phải tuân thủ phương tiện phòng hộ, và được tập huấn về cả kỹ thuật lấy mẫu, xét nghiệm và sử dꩲụng sinh phẩm xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Xét nghiệm trên diện rộng, nhất là xét nghiệm nhanh, được nhiều chuyên gia và Bộ Y tế đánh giá là chiến thuật quan trọng nhất để phát hiện, khoanh vùng và dập dịch hiệu quả. Phương án test nhanh kháng nguyên được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long quyết định sử dụng thay thế phương thức xét nghiệm RT-PCR, từ chiều 25/5, trong bối cảnh số ca nhiễm tại Bắc Giang tăng๊ cao và khoảng 15.000 người đ𓂃ang chờ xét nghiệm.
Hôm 26/5, Bắc Giang đã bắt đầu sử dụng test kháng nguyên cho 3 tại ba điểm nguy cơ cao (Núi Hiểu, Trung Đồng, Tam Tầng, cùng huyện Việt Yên) nhằm phát hiện những trường hợp dương tính nCoV nhanh nhất để tách ra khỏi cộng🐟 đồng.
Hiện, toàn quốc có 175 phòng xét nghiệm khẳng định RT-PCR với công suất khoảng 65.000 xét nghiệm mỗi ngày. Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương thay đổi chiến lược xét nghiệm, đa dạng cách thức xét nghiệm nCoV, sử dụng nhiều lo🌳ại sinh phẩm và nhiều cách thức tꦗiếp cận, như sử dụng kháng nguyên nhanh trong sàng lọc, sử dụng gộp mẫu ở mức độ nhiều mẫu, sử dụng kháng thể... để xét nghiệm.
Thư Anh