Đợt dịch thứ tư ở TP HCM bùng phát tối 26/5 khi phát hiện ca nhiễm liên quan điểm sinh hoạt Hội thánh truyền giáo Phục hưng ở Gò Vấp. Từ 3 ca ban đầu, năm ngày sau thành phố ghi nhận 133 ca cộng đồng; 21/22 quận huyện xuất hiện ca nhiễm. "Tình huống lúc này hết sức khó khăn, phức tạp buộc thành phố phải có các biện ♌pháp q💎uyết liệt", Bí thư Thành uỷ Nguyễn Văn Nên nói trong cuộc họp bàn phương án đối phó dịch ngày 30/5.
Biện pháp đầu tiên, chính quyền TP HCM nâng cấp độ chống dịch khi giãn cách thành phố theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 với hai khu vự꧙c nhiều ca nhiễm là quận Gò Vấp, phường Thạnh Lộc, quận 12 từ 0h n🦄gày 31/5. Suốt 15 ngày sau, thành phố lập 38 chốt kiểm soát Gò Vấp, khoanh vùng, truy vết và cơ bản khống chế chuỗi lây liên quan Hội thánh truyền giáo Phục hưng với gần 600 ca nhiễm.
Tuy nhiên, trên địa bàn lại phát sinh nhiều ổ dịch mới sau khi các ca chỉ điểm được ghi nhận qua khám sàng lọc ở một số bệnh viện. Dịch bắt đầu xâm nhập các bệnh viện, khu công nghiệp, khu dân cư... với gần 1.000 ca nhiễm được ghi nhận đến ngày 14/6. TP HCM phải giãn cách xã hội thêm hai tuần theo Chỉ thị 15. "Dịch đã len lỏi trong cộng đồng thời gian dài và qua 4-5 chu kỳ nên cần có thêm thời gian để truy vết", Chủ t𒁃ịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong nói tại cuộc họp bàn biện pháp chống dịch trưa 14/6.
Trong đợt giãn cách thứ hai, nhiều ca bệnh tại TP HCM được phát hiện từ các ca bệnh đến khám sàng lọc. Nhiều chuỗi lây nhiễm được phát hiện ở các chợ đầu mối, khu dân cư, công ty... Số ca Covid-19 hàng ngày tại thành phố tăng trên đà 3 con số. Trước tình hình đó, UBND thành phố áp dụng Chỉ thị 10 từ 0h ngày 20/6. Thời điểm này, TP HCM ghi nhận gần ✨1.500 ca nhiễm, xếp thứ ba cả nướ🍷c.
Chỉ thị 10 quy định một số biện pháp chống dịch tương tự Chỉ thị 16. Trong đó, dừng các dịch vụ kinh doanh không thiết yếu, các chợ tự phát, vận tải hành khách công cộng; người dân không tụ tập trên 3 người nơi công cộng, giữ khoảng cách tối thiểu 1,5 m; tăng cường xử lý nghiêm các vi phạm phòng chống Covid-19...
Cùng với Chỉ thị 15 và Chỉ thị 10,🔴 thành phố lập vùng phong toả ở những nơi bùng phát ca nhiễm như 3 khu phố ở phường An 𒁃Lạc, quận Bình Tân; một số ấp ở Hóc Môn; khu phố ở quận 8 để ngăn dịch. Tuy nhiên số ca nhiễm tại TP HCM tiếp tục tăng, cao điểm ngày 25/6 ghi nhận 724 ca. Đến 30/6 - thời hạn kết thúc giãn cách xã hội đợt hai theo Chỉ thị 15, số ca nhiễm trên địa bàn lên gần 3.500 ca, xếp thứ hai cả nước. Thành phố tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 10.
TP HCM cũng chia các quận huyện thành 3 nhóm để có biện pháp chống dịch phù hợp. Trong đó, nhóm "nguy cơ rất cao" (Bình Tân, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 8, Tân Phú và một phần TP Thủ Đức) nhiều ca nhiễm được quan tâm đặc biệt. Chính quyền thành phố cho phép quận hu🌜yện toàn quyền một số vấn đề trong chống dịch, bao gồm ra quyết định phong toả các khu vực trên địa bàn.
Các địa phương đã thể hiện sự chủ động trong công tác phòng chống dịch. Ngày 29/6, huyện Hóc Môn phong tỏa thêm 3 ấp khi địa phương ghi nhận 295 ca nhiễm, giãn cách theo Chỉ th💯ị 16 ở thị trấn Hóc Môn và xã Bà Điểm, Tân Xuân, Xuân Thới Đông. Cùng ngày, quận Bình Tân dừng hoạt động tất cả chợ truyền thống trên địa bàn. Hôm qua, TP Thủ Đức phong toả phường Tân🐼 Phú sau khi ghi nhận nhiều ca nhiễm liên quan một nhà máy tại địa phương.
Cùng với biện pháp giãn cách và phong toả, thành phố tăng cường xét nghiệm nhằm truy vết F0. Liên quan ổ dịch Hội thánh truyền giáo Phục hưng, ngành y tế được yêu cầu nâng công suất xét nghiệm lên 100.000 mẫu mỗi ngày để tầm soát những nơi nguy cơ cao như Gò Vấp và phường Thạnh Lộc, quận 12. Hơn 300.000 công nhân ở các khu công nghiệp, khu chế xuất được lấy mẫu. Khi dịch lan rộng, thành phố nâng công suất lên 500.000 mẫu một ngày để xét nghiệm diện rộng 5 triệu người tại các quận huy🎃ện và TP Thủ Đức, từ ngày 26/6 đến 5/7.
Thành phố cũng tiến hành chiến dịch tiêm vaccine lớn nhất trong lịch sử. Trong 5 ngày (19-24/6), thành phố đã tiêm 836.000 liều vaccine do Bộ Y tế chuyển vào. Để thực hiện, thành phố đã thành lập 1.300 🦩đội tiêm, tại 96 địa điểm tiêm của các quận, huyện và hơn 300 địa điểm tiêm di động trong các khu công nghiệp. Hơn 820.000 người đã được tiêm vaccine trong đợt này.
Đến tối 6/7, thành phố ghi nhận tổng cộng 7.385 ca nhiễm. Đợt dịch này ở TP HCM bùng phát chậm hơn nhiều địa phư꧃ơng khoảng 30 ngày, nhưng sau 40 ngày lây lan thành phố đứng đầu cả nước về số lượng ca nhiễm. Ngoài ra, TP HCM xếp đầu về số ca bệnh theo ngày (724 ca ngày 25/6); số ca nhiễm được ghi nhận bình quân tính theo ngày cao nhất - 159 ca; 18 ngày liên tiếp hơn 100 ca. Sau 42 ngày, Bắc Giang bắt đầu kiểm soát được dịch, còn ở thành phố số ca bệnh tiếp tục tăng cao, nh𓃲iều chuỗi lây nhiễm.
Tại cuộc làm việc trực tuyến với TP HCM chiều qua, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu thành phố cần có giải pháp dứt khoát, mạnh mẽ hơn sớm chấm dứt dịch. "TP HCM phải siết chặt tay nhau chấp nhận vất vả, thiệt thòi hơn trong thời hạn ngắn để sớm quay lại cuộc sống bình thường", Phó thủ tướng nói và đề nghị thành phố khống chế bằng được ไcác ổ dịch, không kéo dài giãn cách xã hội.
Hữu Công