Theo quyết định kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước trực thuộc UBND TP HCM đến hết năm 2025 vừa được ban hành, trong 10 doanh nghiệp được cổ phần hóa, nhà nước sẽ nắm giữ từ 65% vốn điều lệ với Tổng Công ty Tꦏhương mại Sài Gòn.
Có 8 doanh nghiệp khác sau cổ phần hóa có vốn nhà nước chiếm tỷ lệ trên 50% đến dưới 65%. Riêng C♛ông ty Công nghiệp in bao bì Liksin sẽ còn từ 50% trở xuống là vốn điều lệ nhà nước. Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn được thực hiện theo quy định pháp luật về sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp.
*Danh sách các doanh nghiệp sẽ cổ phần hóa
Doanh nghiệp | Tỷ lệ vốn điều lệ nhà nước sau cổ phần hóa |
Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn – TNHH MTV | Từ 65% trở lên |
Tổng Công ty Công nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Bến Thành – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Văn hóa Sài Gòn – TNHH MTV | Trên 50% đến dưới 65% |
Công ty TNHH MTV 27/7 TP.HCM | Trên 50% đến dưới 65% |
Tổng Công ty Công nghiệp in bao bì Liksin – TNHH MTV | Dưới 50% |
Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn – TNHH MTV | Theo quy định pháp luật về nông, lâm nghiệp |
Cùng với cổ phần hóa, TP HCM tiếp tục duy tr🧸ì nắm giữ 100% vốn điều lệ với 32 công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Một số doanh nghiệp có thể kể đến như: Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP HCM, Công ty Đường sắt Đô thị số 1; Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn; Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận; Vàng bạc đá quý Sài Gòn; Th༒ảo cầm viên Sài Gòn.
Các công ty thuộc nhóm công🐽 ích TP H⛦CM cũng được nhà nước tiếp tục nắm giữ như: Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn; Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong; Thoát nước đô thị ; Môi trường đô thị; Công viên cây xanh và các công ty dịch vụ công ích quận huyện. Riêng 3 công ty dịch vụ công ích quận 2, quận 9, quận Thủ Đức sẽ tiến hành sáp nhập.
TP HCM đặt mục tiêu thực hiện cổ phần hóa và đảm bảo đến hết năm 2025 hoàn thành công bố giá trị doanh nghiệp với 10 doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ trực thuộc 🍰UBND, theo danh mục đã được Thủ tướng phê duyệt.
Sau năm 2025, nghiên cứu sắp xếp lại toàn bộ doanh nghiệp nhà nước theo các nhóm ngành động lực quan trọng trong cơ cấu kinh tế thành phố. Địa phương hướng đến hình thành những tập đoàn có tiềm lực, đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng thông qua việc ứng dụn꧟g khoa học công nghệ cao, công nghệ thông minh, góp phần chính trong tạo lập, định hướng, dẫn dắt thị trường, là trụ cột trong phát triển kinh tế - xã hội.
Viễn Thông