Chiều 25/7 tại chốt kiểm soát trên đường Đinh Bộ Lĩnh, đoạn trước Bến xe Miền Đông (quận Bình Thạnh), cảnh sát giao thông, công an địa phương, dân phòng... túc trực kiểm soát các xe qua khu vực. Nhiều người mặc đồ xe công nghệ chở hàng nối đuôi nhau dừng chờ xét giấy tờ. Để tránh ùn tắc, lực lượng chức năng hướng dẫn họ có thể chụp lại hình ảnh giấy thông hành do doanh n🧸ghiệp cấp trong email, chuẩn bị sẵn chứng minh nhân dân để thuận lợi trong việc kiểm tra.
Một CSGT tại chốt cho biết sau khi thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và siết chặt các biện pháp hơn thông qua Chỉ thị 12, việc giám sát đi lại tại các chốt được thực hiện chặt chẽ hơn, trong đó baꦦo gồm cả hoạt động giao hàng. Shipper ngoài phải có giấy thông hành do công ty quản lý cấp, trên ứng dụng điện thoại phải có địa chỉ giao hàng cụ thể, loại hàng trong danh mục thiết yếu mới được qua chốt.
🐭Sau một giờ, tổ công tác phát hiện hai người mặc đồng phục lái xe công nghệ nhưng lại trình giấy xác nhận do doanh nghiệp khác cấp. Họ lấy lý do trước đây từng chạy xe công nghệ nên lấy áo ra mặc, không có ý định giả danh. Cả hai bị nhắc nhở và yêu cầu chạy về hướng quốc lộ 13 để quay đầu. Nhiều người là y bác sĩ, làm nhiệm vụ chống dịch, người có giấy mời tiêm phòng, lực lượng chức năng cũng yêu cầu cung cấp thông tin thời gian, địa điểm và đối chiếu thông tin cá nhân.
Cách đó hơn 3 km, tại chốt vòng xoay Điện Biên Phủ - Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hoàng Sa (quận 1) cũng yêu cầu toàn bộ người đi qua phải xuất tr๊ình các giấy xác nhận cư trú, nơi công tác, địa chỉ giao hàng... Anh Phong, 32 tuổi, đi giao hàng điện tử ở quận 1 không được qua chốt tỏ ra bất ngờ bởi những ngày trước chỉ cần trình giấy xác nhận của công ty sẽ được qua. Do chở hàng không thuộc thiết yếu nên shipper này buộc phải quay đầu.
"Lực lượng ở chốt chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ khu vực, kiểm soát người vào địa phương và nhắc nhở người dân. Việc xử phạt do các tổ liên ngành tuần tra lưu động", một công an tại chốt nói và cho biết những người ra đường vì mục đích thiế꧟t yếu được tạo điều kiện đi qua nhanh chóng, không làm khó người dân.
Theo thiếu tá Đinh Tiến Dũng, Đội phó CSGT trật tự Công an quận 1, sáng cùng ngày đơไn vị tuần tra lưu động trên đường và đã lập biên bản xử phạt hai người đều là nhân viên giao hàng của doanh nghiệp nhưng lại đi giao tủ lạnh, cục sạc dự phòng. Đây không phải hàng thiết yếu nên mỗi người bị phạt 2 triệu đồng.
Tương tự ở một số chốt khác, việc kiểm tra shipper cũng được siết chặt hơn. Trong đó tại trạm chân cầu Tân Thuận (quận 7), CSGT, cơ động... ngoài kiểm tra loại giấy tờ, người đủ điều kiện đi qua được ghi lại danh sách và lộ trình di chuyển, thông tin phương tiện... nhằm chủ động kiểm soát vཧiệc đi lại.
"Thời gian qua nhiều người dân vẫn chủ quan, ဣra đường khi không thực sự cần thiết. Một số người có giấy tờ thuộc đơn vị này nhưng lại đi vì mục đích khác, gây khó cho việc phòng chống dịch", một CSGT tại chốt nói.
Thống kê cꦗủa Sở Giao thông Vận tải cho thấy xe trên các tuyến đường ở thành phố những ngày gần đây có dấu hiệu tăng so với trước. Trong đó từ lúc TP HCM thực hiện Chỉ thị 16, lưu lượng xe trên các tuyến đường giảm cao n💧hất 86% hôm 11/7 và 83% hôm 18/7 so với trước khi giãn cách xã hội. Tuy nhiên từ 19 đến 24/7, lưu lượng xe chỉ giảm 66-76%.
Tại buổi họp báo về công tác phòng chống Covid-19 sáng 25/7, Phó chủ tịch UBND TP HCM Dương Anh Đức cho biết, hiện 2/3 xe chạy trên đường là chở hàng bằng xe hai bánh. Để tránh tình trạng nhiều người mua đồng phục, giả mạo ngưꦛời giao hàng để ra đường, thành phố sẽ tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm.
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho biết sẽ tham mưu thành phố ra quy định cụ thể về vận chuyển, giao hàng công nghệ. Trong đó sẽ yêu cầu shipper chỉ vận🤡 chuyển hàng thiết yếu, có quyền từ chối nếu h💖àng không nằm trong nhóm này.
Tối cùng ngày, tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ TP HCM lần thứ 7, Chủ tịch UBND thành phố 𝔍Nguyễn Thành Phong yêu cầu các công ty quản lý shipper điều chỉnh số lượng hoạt động đến mức tối thiểu, giảm ít nhất 10% so với hôm 22/7 - ngày đầu thực hiện Chỉ thị 12.
Ngoài th🅘ực ☂hiện nghiêm quy định phòng chống dịch, các shipper chỉ được chạy ở địa bàn một quận, huyện hoặc TP Thủ Đức. Đội ngũ này phải đeo thẻ, có dấu hiệu nhận diện cá nhân, công ty, nơi hoạt động trình cơ quan chức năng khi được kiểm tra. Các công ty phải đăng ký danh sách shipper cho hai Sở Công thương, Giao thông Vận tải để kiểm tra chặt chẽ.
"Riêng các đơn vị không quản lý bằng các ứng dụng công nghệ phải đăng ký và được xác nhận cho từng shipper tại các xã, phường, thị trấn, phạm vi hoạt động trong địa bàn quận huyện cụ thể", ôn🔯g Phong yêu cầu và cho biết chiều 25/7, thành phố làm🧸 việc với các nhà phân phối để thống nhất yêu cầu hoạt động của shipper thời gian tới.
Hà An - Gia Minh